Tiếng Nói Vô Thinh
PHẦN THỨ NHỨT
2. Ai muốn nghe và hiểu
được tiếng Năda (2) “Tiếng vô thinh” th́ phải
học cho biết bản chất của Dhărană (3). (đại định)
4. Cái Trí là tay
đại phá hoại Sự Thật.
5. Đệ tử phải trừ
khử tay Phá Hoại đó.
Bởi v́:
7. Khi đă hết nghe tiếng vạn
vật, đệ tử có thể nhận ra Đấng Duy
Nhất. Cái tiếng bên trong giết chết cái tiếng bên
ngoài.
8. Bấy giờ và chỉ đến
bấy giờ, đệ tử sẽ bỏ miền Asat (cảnh giả), để vào
địa phận của
Sat, (cảnh chơn).
9. Trước khi hồn được
thấy, phải có sự Điều Ḥa bên trong và mắt
thịt không c̣n nh́n thấy một huyễn cảnh nào
nữa.
10.
Trước khi hồn được nghe, h́nh ảnh
(con người) phải không c̣n để lọt vào tai, những tiếng gầm thét cũng
như những tiếng th́ thào, những tiếng voi
rống cũng như tiếng vo vo trong trẻo của con
đôm đốm vàng.
11.
Trước khi hồn được hiểu và
nhớ, nó phải hợp làm một với Đấng
thốt những lời không tiếng, cũng như cái khuôn
mẫu do đó mà đất nắn nên h́nh, hợp làm
một với tinh thần của người thợ làm
đồ gốm.
12.
Bởi v́ bấy giờ hồn
sẽ nghe và sẽ nhớ.
13. Bấy giờ bên tai của hồn TIẾNG
NÓI VÔ THINH sẽ thốt lên.
14. Nếu hồn con vui cười trong
ánh b́nh minh của cuộc Đời; nếu hồn con ca hát
trong lốt nhộng máu thịt trần gian; nếu hồn
con than khóc trong đền đài mộng huyễn của
nó; nếu hồn con vẫy vùng để bứt đứt
sợi chỉ bạc cột liền nó với Sư
Phụ (4) th́ con hăy biết, hỡi đệ tử,
hồn con thuộc về trần thế.
15.
Khi
hồn (5) con vừa chớm nở để tai nghe tiếng xô xát của Đời: khi
hồn con đáp lại tiếng gầm thét của
cảnh đại ảo mộng (6). Khi hồn con kinh hăi
trước cảnh lụy tuôn v́ đau khổ;
điếc tai bởi những tiếng năo nề phải
cảnh khắt khe mà chui rút lại như con rùa nhút nhát
trong cái mai Ích Kỷ, th́ con hăy biết, hởi đệ
tử, hồn con là một miếu đường không
xứng đáng cho Đấng Thượng Đế Im Lặng
của con.
16. Khi hồn con đă trở nên dơng mănh
và thoát ra ngoài chốn ẩn thân yên ổn từ
trước và khi đă cởi bỏ được cái
lớp bảo vệ nó, hồn con tháo phăng sợi
chỉ bạc và bay nhảy tự do; khi hồn con nh́n
thấy h́nh ảnh của nó trên những lượn sóng
của Không Gian, nó nói thầm: “Đây là Ta” th́ con hăy thú nhận,
hỡi Đệ tử là hồn con bị mắc trong bức
màn lầm lạc (7).
17. Trần gian nầy, hỡi Đệ
tử, là pḥng Đau Khổ, nơi đây dài theo Con Đàng thử
thách gian lao biết bao cạm bẩy rải rác để
nhốt Chơn Nhơn của con vào ṿng lầm lạc
gọi là “Đại Mê Tín”. (8)
18. Trần gian này, hỡi Đệ tử
c̣n vô minh, chỉ là cái cửa tối tăm dắt
đến cảnh lờ mờ trước khi đến
thung lũng đầy ánh sáng thật, thứ ánh sáng không
gió nào làm tắt được, thứ ánh sáng cháy không
cần có tim, có dầu.
19. Đại
Luật có nói: “Trước khi biết được
Đại Ngă (9) con phải biết Chơn Ngă của con”.
Muốn biết được Chơn Ngă của con th́
phải ĺa bỏ tư ngă, xem nó không phải là con, ĺa
bỏ con người của con, xem nó là không có, bấy
giờ con có thể yên nghỉ trên đôi cánh của con
Bạch Hạc, phải đấy, êm đềm thay khi
được yên nghỉ trên đôi cánh của cái bất
sanh, bất tử, chỉ là AUM (10) trải qua đời
đời c̣n măi (11).
20. Hăy
ngồi lên lưng con Linh Điểu, nếu con muốn
biết (12).
21. Hăy
bỏ đời sống của con, nếu con muốn
sống (13).
22.
Hỡi
kẻ hành hương mệt mỏi, con phải trải
qua Ba Pḥng mới hết nỗi nhọc nhằn. Hỡi
kẻ chiến thắng Ma Vương, Ba Pḥng dắt con qua
ba trạng thái (14) để đến trạng thái
thứ tư (15) và từ đó bước vào bảy cơi
(16), những Cơi Yên Nghĩ Đời Đời.
23. Nếu
con muốn biết ba pḥng đó th́ đây, con hăy nghe và
nhớ.
24. Tên
của pḥng thứ nhất là pḥng Vô Minh - Avidya.
25. Chính pḥng
đó là nơi con sinh ra đời, nơi con sống và
nơi con sẽ chết (17).
26. Tên pḥng thứ nh́ là pḥng Học
Tập, nơi đó hồn con sẽ t́m thấy những
hoa đẹp của cuộc đời, nhưng
dưới mỗi bông đều có một con rắn
nằm khoanh (18).
27. Tên
của pḥng thứ ba là Minh Triết, xa nữa là
nước biển Akshara không bờ bến, nguồn Toàn
Tri Vô Tận (19).
28. Nếu
con muốn đi ngang qua pḥng thứ nhất an
toàn, th́ chớ để cho trí con nhận lầm ngọn
lửa dục t́nh cháy đỏ nơi đó là ánh Thái
Dương của cuộc đời.
29. Nếu con muốn qua khỏi pḥng thứ
nh́ không nguy hiểm, th́ chớ dừng chân ngửi mùi
hương nồng nặc của những bông hoa ở
đó làm cho con phải mê man. Nếu con muốn thoát
khỏi ṿng xiềng xích của Nhân quả th́ chớ t́m
Sư Phụ nơi miền Mộng huyễn đó.
30.
Bậc Hiền Nhân không lưu luyến các vui thú giác
quan.
31. Bậc Hiền Nhân không
để tâm đến những giọng đựng
mật của ảo mộng.
32. Hăy t́m người sanh ra con nơi
pḥng Minh Triết ở bên kia, nơi không
c̣n chút bóng tối nào và nơi mà ánh sáng chân lư chói lọi
một hào quang bất diệt.
33. Nguồn
bất sinh, bất diệt vốn ở nơi con, hỡi
đệ tử, cũng như ở trong pḥng này. Nếu
con muốn đạt đến trạng thái đó, và
hỗn hợp hai cái [3] làm một th́ con phải cởi
bỏ lớp y phục đen tối của ảo
mộng. Hăy bóp nghẹt tiếng nói của xác thịt,
chớ để một h́nh ảnh nào của giác quan
tạo ra chắn ngang giữa ánh sáng của nó và ánh sáng
của con, hầu cho hai ánh sáng có thể hỗn hợp làm
một. Khi con biết được sự
Vô Minh (Ajnana) (21) của con th́ hăy lập tức xa lánh pḥng
Học Tập đó. Pḥng này rất nguy hiểm
với vẻ đẹp giả trá của nó và chỉ
cần thiết cho thời kỳ tập sự của con
thôi. Con hăy đề pḥng, hỡi đệ tử,
đừng để cho một sự sáng chói hăo huyền
làm cho Hồn con chậm bước và mắc vào ánh sáng
phỉnh phờ đó.
34. Cái ánh sáng này do nơi hột ngọc
trên măo của Ma Vương (22) chiếu ra, nó làm mê mẩn
giác quan, mờ mịt thần trí, và bỏ rơi kẻ
khinh xuất như một món đồ trôi giạt nơi
biển cả.
35. Con thiêu thân bị ngọn đèn sáng
chói hấp dẫn mà phải bị chết trong đĩa
dầu lầy đặc. Nếu hồn lơ đễnh
không vật ngă được con quỉ mê hoặc và
ngạo nghễ th́ hồn sẽ trở lại trần
gian làm nô lệ cho Ma Vương.
36. Hăy nh́n xem những Đoàn Hồn lũ
lượt, vẩn vơ trên mặt biển ba đào
của đời người như thế nào, và sau khi
sức đuối, máu rơi, cánh găy, chúng nối nhau
rớt xuống những lượn sóng to ra sao. Bị cuồng phong dồn dập, băo bùng lôi
cuốn, chúng trôi giạt trong những ḍng nước
cuộn và khi gặp ṿi nước to nào là bị cuốn
đi mất.
37.
Nếu
qua pḥng Minh Triết con muốn đạt đến Thung
lũng Hạnh phúc th́ hỡi đệ tử, con hăy
đóng chặt giác quan đừng nghe theo thuyết chia
rẽ cực kỳ hung ác, nó làm cho con xa ĺa tất cả.
38. Con chớ để cho đứa con
“sinh ở cơi Trời” của con, phải ch́m đắm
trong biển của Ma Vương, xa ĺa Mẹ của muôn
loài (Linh Hồn) mà hăy để cho lửa mầu rút vào
nội cung, nơi Trái Tim (23) là bổn cung của Mẹ
Thế giới (24).
39. Bấy
giờ từ nơi trái tim, Lửa này sẽ vượt
lên đến tầng thứ sáu là tầng trung ương
nằm giữa đôi mắt, nơi đó nó trở nên
hơi thở của Linh Hồn Duy Nhất, trở nên
tiếng nói vang rền khắp cả, tiếng nói của
Sư Phụ con.
40. Chỉ đến chừng đó, con
mới có thể trở nên “Người du ngoạn Thiên
Cung” (25), tung mây lướt gió, đi trên
sóng mà chân không đụng nước.
41.
Trước khi đặt chân lên
nấc thang chót của âm giai thần bí, con phải nghe
đủ bảy thứ tiếng của Thượng
Đế bên trong con (Chơn Ngă).
42. Tiếng thứ nhất giống
như tiếng lảnh lót của chim quyên hát cho chim mái nghe
một khúc hát khởi hành.
43. Tiếng thứ nh́ giống như
tiếng chập chơa bằng bạc của các vị Thiên
Tôn (Dhyànis) đánh thức các ngôi sao lấp lánh.
44. Tiếng kế đó như tiếng
than thở nhẹ nhàng của con thủy quái bị
nhốt trong vỏ.
45. Kế
đó tới tiếng của đờn Vina (26).
46. Tiếng thứ năm giống
như tiếng sáo trúc xoáy vào tai.
47. Kế
đó nó biến thành tiếng kêu chát chúa.
48. Tiếng
chót hết rung chuyển như tiếng gầm rền rĩ trong đám mây đen trước
cơn băo tố.
49. Tiếng thứ bảy át mất
cả mấy tiếng kia, không c̣n nghe chi
nữa.
50. Khi sáu thứ tiếng (27) đă ch́m
mất và đặt dưới chân Sư Phụ th́
đệ tử nhập vào Nhất Nguyên (28) trở nên
Nhất Nguyên đó và sống trong đó.
51. Trưóc khi vào được con
đàng này, con phải diệt trừ thể vía (29) của
con, lau chùi thể trí (30) và rửa ḷng con cho trong sạch.
52.
Nước tinh anh trong suốt của sự sống
trường tồn, không thể nào lẫn lộn vào trong
gịng nước lộn bùn sau cơn băo tố.
53. Giọt
sương chiếu sáng trong tia nắng
ban mai, giữa cánh hoa sen tinh khiết biến thành cục
đất sét khi rớt xuống đất, thế là ḥn
ngọc đă hóa ra bùn.
54. Hăy
chiến đấu với những tư tưởng ô
trược của con trước khi nó áp chế
được con. Hăy xử dụng nó y như nó xử
dụng con vậy, nếu con không thẳng tay
với nó, để nó mọc rễ, đâm chồi th́ con
hăy biết, những tư tưởng đó sẽ
quật ngă con và giết chết con. Hỡi đệ
tử, hăy đề pḥng dầu cái bóng của nó cũng
đừng để nó đến gần con, bởi v́
nếu để cho nó lớn, nó mạnh, cái vật
xấu xa đen tối đó sẽ xâm nhập vào
người con, trước khi con nhận ra
được h́nh thù ghê gớm của con quái ô trọc
đó.
55. Hỡi đệ tử, hăy đào
luyện cho có được năng lực giết
chết thể vía trước khi “Uy Lực thần bí” (31)
có thể làm con trở nên một bậc thần tiên.
56. Cái Ta
Vật Chất và cái Ta Tinh Thần không khi nào gặp nhau
được. Phải có một cái mất
đi, bởi v́ không có chỗ để cho cả hai cùng
đứng.
57. Con
phải chà nát cái mầm phàm nhơn, và giết chết con
sâu giác quan cho nó không c̣n có thể sống lại rồi tinh
thần của Hồn con mới có thể hiểu
được.
58.
Con không
thể nào đi trên đường Đạo, nếu
chính con chưa trở nên con Đường đó (32).
59. Hăy
để cho Hồn con lắng tai nghe
mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở lớn
để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.
60. Con
chớ để nắng gắt làm khô một giọt
nước mắt đau khổ nào, trước khi con lau
ráo lụy cho cặp mắt của người buồn
khổ.
61. Con hăy để cho tất cả
nước mắt của thế gian rơi vào ḷng con,
đọng lại ở tim con, chớ
không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây đau
khổ tiêu tan.
62. Hỡi
con người có tấm ḷng từ bi, những giọt
nước mắt đó là những suối nước
tưới mát cánh đồng từ thiện bất
diệt. “Chính nơi miếng đất
đó trổ được bông nửa đêm của
Phật (33), thứ bông này c̣n khó t́m, khó gặp hơn bông
cây Vogay. Đó là hột giống để
thoát ly đường sanh tử. Nó tách riêng vị La
Hán ra ngoài ṿng tranh đấu và tham vọng, nó dắt
người băng ngang qua những cánh đồng của
Thực Tại để đến nơi an lạc, chân
phúc, chỉ thấy được nơi cơi Tịch
Mịch, Hư Vô.
63. Con hăy
diệt tham vọng; nhưng nếu con giết nó rồi,
con cũng phải đề pḥng sợ e nó c̣n sống
lại.
64. Con hăy
diệt ḷng tham sống, tuy nhiên con chớ nên v́ lẽ khao
khát đời sống trường cửu mà diệt ḷng
khao khát sự sống (tanhà) (34) nhưng chỉ v́ muốn
đem cái bất dịch, bất biến thay cho cái biến
đổi vô thường.
65. Chớ
ham muốn điều chi, không phẫn uất đối
với Nghiệp Báo hoặc đối với luật
bất di, bất dịch của Thiên Nhiên. Con chỉ nên
chiến đấu với cái riêng tư, cái tạm
thời, cái ngắn ngủi và cái hư hoại.
66. Con hăy
trợ giúp và cộng tác với Thiên Nhiên, và Thiên Nhiên sẽ
coi con là một trong những tay sáng tạo và sẽ tùng
phục con.
67. Thiên
Nhiên sẽ mở rộng các cửa bí mật trước
mặt con, để lộ dưới tầm mắt con
những kho bửu vật dấu kín ở tận đáy
ḷng trong sạch và tinh khiết của tạo vật.
68. Bây
giờ Thiên Nhiên sẽ chỉ cho con thấy phương
tiện và cái cửa thứ nhất, cửa thứ nh́,
thứ ba cho đến thứ bảy. Rồi
đến mục đích, xa nữa là những vinh quang
cực điểm tắm trong ánh thái dương của
Tinh Thần, thế gian không ai thấy được
những quang vinh đó, ngoại trừ con mắt của
Linh Hồn.
69.
Chỉ
có một con đàng dắt đến Đàng Đạo, và
chỉ ở mút con đường đó, ta mới nghe
được “Tiếng Vô Thinh”. Những nấc thang mà
người học đạo phải leo
lên, đều là những nấc thang đau khổ và khó
nhọc; chỉ có tiếng nói của đức hạnh
mới đánh tan giọng năo nùng của những nấc
thang đó. Bởi thế, hỡi đệ
tử, nếu con c̣n một tính xấu nào chưa bỏ
lại sau th́ nguy cho con đó. Bởi v́ bây giờ cái
thang gẫy và con sẽ té, chân thang đặt trên bùn
lầy của những tội lỗi và sa ngă của con, và
trước khi có thể lội ngang qua cái hố vật
chất đó con phải rửa sạch chân con trong
Nước Từ Bỏ. Con hăy cẩn thận chớ
vội đặt chân c̣n dính bùn trên nấc thang đầu.
Rất nguy cho ai chân c̣n lấm bùn mà dám cả gan làm dơ
bẩn một nấc thang nào. Bùn lầy
nhơ bẩn và trơn nhớt sẽ khô cứng và gắn
dính chân người tại chỗ, không khác nào một con
chim bị dính nhựa của người bắt chim
quỉ quái, sẽ không thể nào đi xa hơn nữa.
Những tánh xấu của người
sẽ thành h́nh và lôi kéo người trở xuống.
Những tội lỗi của con người sẽ
trổi giọng như sơn cẩu hú những tiếng
rùng rợn, tiếng cười, tiếng khóc, trong buổi
hoàng hôn; những tư tưởng của người
thành đoàn, thành lũ bắt giam người lại.
70. Hăy
diệt những dục vọng của con, hỡi
đệ tử, hăy làm cho những tánh xấu của con
mất hết mănh lực trước khi cất
bước khởi hành.
71. Hăy bóp
nghẹt các tội lỗi của con và làm cho chúng ngậm
miệng đến cùng, trườc khi đặt chân lên
nấc thang đầu.
72. Hăy làm
tư tưởng của con lặng im và đặt
tất cả sức chú ư vào Đức Sư Phụ mà con
chưa thấy, nhưng con cảm được.
73. Hăy gom
hết lục thức vào trong một thức, nếu con
muốn được an ổn
trước kẻ nghịch. Thức này ở trong bộ
óc và cặp mắt yếu ớt của Tâm Hồn chỉ
do nơi đó mới có thể t́m ra con đàng hiểm
trở dắt đến Sư Phụ của con.
74. Hỡi
đệ tử, con đàng trước mắt con c̣n dài và
khó nhọc. Chỉ một tư tưởng gợi
lại quá khứ mà con đă bỏ lại sau cũng
sẽ làm con rơi xuống, và con phải bắt
đầu leo lại.
75. Hăy
tận diệt nơi con mọi hồi ức về dĩ
văng. Chớ ngó lại đàng sau, bằng không
sẽ nguy cho con đó.
76. Con
chớ tưởng là con người có thể trừ
khử tánh dâm dật bằng cách thỏa măn nó, đó là
một điều gớm ghiếc do ma vương xúi
dục ra. Chính trong khi con người nuôi dưỡng tánh
xấu là làm cho nó thêm to, thêm mạnh cũng như con sâu ăn bông mà lớn.
77. Đóa hoa
hường phải thu h́nh trở
lại mầm non trên nhành mẹ, trước khi con kư sinh
trùng ăn thấu đến tim và hút hết nhựa
sống.
78. Cây vàng
nảy sanh chồi báu trước khi giông tố làm cho
rời ră thân cây.
79. Con
phải trở lại tuổi thơ ngây mà con đă
để mất, trước khi tiếng thứ nhất
có thể vẳng đến tai con.
80.
Ánh sáng
của Sư Phụ Duy Nhất, ánh kim
quang độc nhất, phóng tia sáng rực rỡ xuống
cho đệ tử vào buổi sơ khai. Những tia sáng đó xuyên qua những đám mây
vật chất dầy đặc và tối đen.
81. Những
tia sáng đó chiếu sáng nơi này, nơi khác, cũng
như những tia sáng mặt trời soi
sáng trái đất xuyên qua đám lá dày đặc của
rừng già. Nhưng hỡi Đệ Tử, ít nữa là xác
thân con phải thụ động, đầu con lạnh,
hồn con vững vàng, tinh khiết như viên kim
cương sáng rỡ bằng không th́ tia sáng sẽ không
thấu đến cung vi, ánh sáng sẽ không làm ấm áp tim
con và những tiếng diệu huyền của cơi Akasha (35)
sẽ không thấu đến tai, mặc dầu tai tận
t́nh nghe ngóng trong thời kỳ thứ nhất.
82. Ít nữa là phải nghe, bằng không
con không thể thấy.
83. Ít nữa là phải thấy, bằng
không con không thể nghe, nghe và thấy đó là thời
kỳ thứ hai.
84. Khi
đệ tử thấy và nghe, ngửi và nếm trong khi
mắt tai đóng lại, miệng
mũi bịt lại; khi bốn giác quan hỗn hợp làm
một và sẵn sàng nhập vô giác quan thứ năm –
nội xúc giác – bấy giờ con đă qua được
thời kỳ thứ tư.
85. Hỡi kẻ diệt tư
tưởng, trong thời kỳ thứ năm tất
cả đều phải diệt trừ một lần
nữa cho đến không thể nào sống lại
được (36).
86. Hăy giữ trí của con riêng biệt
với mọi đối tượng bên ngoài, với
mọi cảnh trí ở ngoại giới. Hăy để
riêng qua một bên những h́nh ảnh bên trong sợ e nó
rọi bóng tối lên trên ánh sáng của Linh Hồn.
87. Bây
giờ con ở trong Dhàranà (37), thời kỳ thứ sáu.
88. Khi con
vào được thời kỳ thứ bảy th́ hữu
phước thay con sẽ không c̣n nhận thấy Ba Ngôi (38)
nữa, bởi v́ chính con sẽ trở nên Ba Ngôi đó. Chính
con và cái trí giống như hai trẻ sanh đôi đứng
song song nhau, và ngôi sao (39) vốn là mục đích của con
chiếu sáng trên đầu con vậy. Ba Ngôi
ở trong cảnh chí phúc, vinh quang không thể tả,
bấy giờ đă mất hết tên tuổi trong thế
giới Ảo Mộng. Chúng ta trở nên một ngôi sao duy
nhất, lửa hồng cháy măi không khí nào tàn, lửa này là
Upàdhi (40) của Ngọn Lửa.
89. Hỡi
nhà Yogi thành công, chính đây là cái mà thiên
hạ gọi là Dhyana (41) kẻ đến trước
cửa Samadhi (42).
90.
Và bây
giờ tiểu ngă của con đă mất h́nh trong Đại
Ngă, chính con tự mất trong bản thể của con, ch́m
trong Đại Ngă mà trước kia con
đă từ đó phóng ra ngoài.
91. Hỡi đệ tử, c̣n đâu là
cá tính của con, cho đến chính ḿnh đệ tử
cũng không c̣n. Đốm sáng đă mất trong ngọn
lửa, giọt nước đă mất trong biển
cả, tia sáng luôn luôn hiện hữu
đă trở nên Toàn Thể và sự phóng quang bất
diệt.
92. Hỡi đệ tử, bây giờ
con vừa là kép hát, vừa là khán giả, vừa là vật
phóng quang, vừa là sự phóng quang, ánh sáng trong thinh âm và
thinh âm trong ánh sáng.
93. Con đă
quen với năm mối chướng ngại, hỡi
kẻ hữu phước. Con đă chiến thắng
cả năm, làm chủ cái thứ sáu giải phóng bốn
thể thức của Chơn lư (43). Ánh sáng soi sáng chúng nó
vốn tự nơi con phát ra, con xưa kia
là đệ tử nay là Sư Phụ.
Và
đối với những thể thức của Chơn
lư đó:
94. Con há
chẳng đă kinh nghiệm mọi sự khốn khổ sao ? Chân lư thứ nhất.
95. Con há
chẳng đă thắng được Ma vương
nơi cửa đại hội (44) sao ?
Chân lư thứ nh́.
96. Con há
chẳng đă ở nơi cửa thứ ba, diệt tiêu
tội lỗi và hoạch đắc chân lư thứ ba sao ?
97. Con há
chẳng đă vào trong TAU “Con Đàng” dắt đến trí
huệ sao ? Chân lư thứ tư (45) ?
98. Và bây
giờ con hăy yên nghỉ dưói cội bồ đề là
trí tuệ viên măn, bởi v́ con hăy biết con là bậc
Thầy về pháp Samadhi, trạng thái thấy biết
chắc chắn, không c̣n lầm lạc nữa.
99. Con hăy xem ! con đă trở nên ánh
sáng, con đă trở nên Thinh Âm, con là Sư Phụ của
con. Đấng Chí Tôn của con. Chính con là
mục đích mà con t́m kiếm; Tiếng bất hoại
vang rền đời đời, kiếp kiếp, không
biến đổi, bảy thứ tiếng gồm trong
một tiếng: TIẾNG VÔ
THINH
100.
NGỮ
GIẢI cho PHẦN THỨ NHẤT
TIẾNG NÓI VÔ THINH
1) Iđhi:
Tiếng Pali Iđhi đồng nghĩa với tiếng
Sanscrit Siđhis, có nghĩa là những quan năng linh khí,
những quyền lực phi thường của con
người. Có hai loại Siđhis, một nhóm gồm có
những tinh lực linh khí thấp thỏi, thô sơ; nhóm kia buộc phải có sự huấn luyện
cao đẳng về quyền năng thần bí.
2) Nada:
“Tiếng câm” hay là “Tiếng Vô Thinh”, theo
tự nghĩa có lẽ phải hiểu là “tiếng nói theo
nghĩa thần bí” bởi chữ Sanskrit Nada đồng
nghĩa với chữ Senzar.
3) Dhărană:
là tập trung trọn vẹn cái trí vào một đối
tượng nội tâm, đồng thời hoàn toàn không chú
ư đến những ǵ thuộc về vũ trụ bên
ngoài hay cảnh giới của giác quan.
4)
Đại Sư là danh từ các đệ tử lanco
hoặc chela dùng để gọi “Cái Ta Cao Siêu” của chúng
ta. Danh từ này đồng nghĩa với chữ
Avalokitesvara hay là chữ Adibuđha của Phật giáo bí
truyền, Atma, cái Ta cao siêu của người Bà la môn và
Christos của Cao đẳng Thần học hồi xưa.
5) Chữ
Hồn ở đây dùng để chỉ chân nhân của con
người (Ego human) hay Manas, trong phép phân sắp theo số 7 của chúng ta gọi là “Hồn
Người” để phân biệt với thần hồn
và hồn thú.
6) Nohà Màyà “Đại
ảo mộng” tức là Vũ Trụ khách quan.
7)
Sakkayaditthi “lầm lạc” cho rằng phàm nhân là ta.
8) Attavada:
tà thuyết tin có hồn, hay nói cho đúng là tin có sự chia
rẽ giữa hồn đó là tiểu ngă với Đại ngă
Duy nhất, phổ biến vô cùng tận.
9)
Cattvajnàni là kẻ biết hay là kẻ phân biệt
được những nguyên lư trong thiên nhiên và trong con
người, và Atmajnàni là kẻ biết được
Atman hay là Đại Ngă phổ biến duy nhất.
10) Kala Hamsa “chim” hay là hạc. Trong kinh
Nàdabindu Upanishad (Rig Veda) do Hội Thông Thiên Học ở
Kumbakonam phiên dịch có nói “Vần A được xem
như cánh bên phải của chim, U như cánh bên trái, M
như cái đuôi và Ardhamàtrà (nửa thước) như cái
đầu”.
11) Người phương Đông hiểu
chữ đời đời khác hơn người
phương Tây. Thường có nghĩa là 100 năm hay là
tuổi của Brahma, kỳ gian của một Kalpa hay là
một chu kỳ lâu 4.320.000.000 năm.
12) Theo kinh Nàdabindu đă kể trên
đây: “Đối với nhà Yogi cưỡi
hạc (tham thiền về tiếng AUM) thế lực
của nhân quả hay là muôn ngàn tội lỗi không
động đến được”.
13) Hăy bỏ đời sống của
phàm nhơn, của xác thịt, nếu con muốn sống
bằng tinh thần.
14) Ba trạng thái của tâm thức là:
Jàgrat, trạng thái Thức Tỉnh; Svapna, trạng thái chiêm
bao và Sushupti, trạng thái ngủ mê. Ba trạng thái Yogi đó dắt đến trạng thái thứ
tư hay là:
15) Turiya, bên kia
trạng thái không chiêm bao, trạng thái cao hơn tất
cả, trạng thái siêu việt của tâm thức thần
bí.
16) Vài nhà Thần Bí phương Đông
để bảy cảnh thực tại, bảy Lokas hay là
cơi tinh thần trong ḿnh của Kala Hamsa, con hạc ở
ngoài ṿng Thời gian và Không gian nó biến thành con hạc
ở trong thời gian khi nó trở nên Brahma thay v́ Brahma (trung
lập).
17) Cơi trần, nơi đó những
hiện tượng chỉ tiếp xúc với ngũ quan và ư thức của óc xác thịt
thôi.
18) Cơi trung giới, cơi linh khí nơi có
những trí giác ở ngoài tầm tri giác của ngũ quan và có những cảnh tượng
lừa dối, cảnh giới của đồng cốt.
Eliphias Levi gọi là “Xà Tinh”. Không có
một cái hoa nào hái nơi miền đó đem xuống cơi
trần mà không có một con rắn quấn chung
quanh nhánh. Đó là cơi Đại Ảo Mộng.
19) Nơi miền này Tâm Thức thần
bí mở rộng và không c̣n có sự nguy hiểm nào cho
kẻ đă đến được nơi đây.
20) Bực Đắc Pháp trao truyền
mối Đạo và d́u dắt đệ tử cho đến
khi sanh ra trong cơi tinh thần hay là sanh lần thứ nh́
được gọi là cha, Thầy hay là Guru.
21) Adjnàna là dốt nát hay là vô minh, trái
với trí huệ jnàna.
22) Trong các tôn giáo công truyền th́ Màra là
con quỉ, nhưng trong triết học bí truyền th́
đó là nhân cách hóa sự quyến rủ của tánh xấu
nơi con người và dịch đúng theo tự nghĩa
là “cái giết chết” Linh Hồn. Người ta
tượng h́nh nó như một vị Vua (Ma Vương)
đầu đội mũ triều thiên có một hột
ngọc chiếu sáng cho đến làm mờ mắt
những kẻ nh́n nó; sự chiếu sáng này cố nhiên là
ám chỉ sự mê hoặc của tánh xấu.
23) Pḥng trong trái tim,
Bắc phạn gọi là Brahmapura “Lửa Mầu” là
Kundalini.
24) “Lửa Mầu” và “Mẹ Thế
Giới” là tên của Kundakini, một trong những thần
lực của nhà Yogi. Đó là Bồ Đề về mặt tích
cực thay v́ tiêu cực (thường người ta
chỉ biết mặt tiêu cực hay là thụ động
của Bồ Đề, khi nó là cái thể để chứa
Tinh Thần Tối Cao (Atma). Đây là một thứ
điện tinh thần, một năng lực sáng tạo,
một khi đánh thức rồi th́ nó có sức tiêu
diệt hoặc sáng tạo.
25) Kechara, kẻ du ngoạn hoặc “lên
cơi trời”. Theo trong quyển Jnaneshvari, chúa tể của
các kinh thần bí, Adhyaya thứ 6 thân thể của nhà Yogi giống như làm bằng gió, như “một
vừng mây có mọc ra tay chân”. Sau đó “người (yogi)
thấy được những vật xa tận bên kia biển và sao; người nghe và hiểu
được tiếng của Chư Thiên và biết
được nhữïng ǵ xảy ra trong trí của con
kiến.
26) Giống như đờn T́ bà.
27) Sáu nguyên tố; tức là khi phàm nhân
đă tiêu diệt và phần thấp của cá tính đă
lẫn mất trong nguyên tố thứ bảy hay là Tinh
Thần.
28) Vị đệ tử hợp làm
một với Brahma hay là Atman.
29) Dục thể do nguyên lư Kamic tạo
nên gọi là
30) Manasa rupa. Cái thứ
nhất chỉ cái vía hay tư ngă, cái thứ nh́ chỉ cá
tính hay là Chơn Nhơn luân hồi mà tâm thức của nó
ở cơi trần hay là Hạ Trí cần phải
được đ́nh chỉ lại.
31) Kundalini được gọi là
“quyền lực uốn khúc như con rắn” hay là tṛn
như chiếc nhẫn v́ nó tiến theo
h́nh xoắn ốc trong thân thể của nhà Yogi đă phát
triển được quyền lực đó nơi
người. Nó là một quyền lực có
tính chất như điện, như lửa huyền bí hay
là Foha đại nguyên lực tiềm tàng trong mọi
chất hữu cơ và vô cơ.
32) Con đường này được
nói đến trong mọi tác phẩm Thần Bí. Như
Krishna nói trong kinh Jnàneshvari: “Khi được nh́n thấy
con Đường này... dù người ta bắt đầu
từ phương Đông hay phương Tây, không thay đổi,
hỡi người cầm cung tên là người đang
đi trên đường này. Trong con
đường này người ta muốn đi đến
chỗ nào th́ chính người ta trở thành chỗ đó”.
“Ngươi là Đường đi” là câu nói
với vị Sư phụ và với vị Đệ tử
sau kỳ điểm đạo. “Ta là lối đi và
Đường Đạo”, một Đức Thầy nói thế.
33) Adeptship: quả vị Chơn Tiên,
nở bông Bồ Tát.
34) Tanhă “ư muốn sống” ham sống, sợ
chết, cái mănh lực này phát sinh luân hồi sanh, tử.
35) Những tiếng huyền bí, âm
điệu du dương mà nhà tu luyện nghe
được lúc ban đầu chu
tuần tham thiền, nhà Yogi gọi là Anahata Shabdă (Anahata là
luân xa thứ tư).
36) Điều này có nghĩa là thời
kỳ thứ sáu trong đường phát triển,
huyền bí học gọi là Dhărană, mọi giác quan có tính cách
như một quan năng riêng biệt đều phải
bị giết chết (hay là bị làm cho kiệt quệ
ở cảnh giới này) bằng cách nhập nó vào giác quan
thứ bảy, giác quan siêu đẳng.
37) Xem giải thích số 3.
38) Mỗi thời kỳ phát triển
trong Raja Yoga được tượng trưng bằng
một h́nh kỷ hà học. Đây là h́nh tam giác
thiêng liêng và ở trước Dhărană D là dấu hiệu
của những bậc đệ tử cao cấp, c̣n h́nh
tam giác kiểu khác nữa là dấu hiệu của những
bậc đắc quả vị cao. Đó là chữ “Ta” mà
Đức Phật đă nói và dùng để tượng
trưng cho nhục thân của Đấng Như Lai khi Ngài
đă thoát ly ba phương pháp Bát Nhă. Một
khi đă vượt qua thời kỳ hạ đẳng,
vị đệ tử không c̣n nh́n thấy D nữa mà
chỉ thấy – sự tóm tắt của – cái Bảy nguyên
vẹn. H́nh thiệt của cái này không thể cho
biết ở đây v́ chắc chắn là nó sẽ bị
những tay láo dối vớ lấy và
dùng vào những việc phạm thượng, bất
lương.
39) Ngôi sao chiếu sáng trên đầu là
“Ngôi sao điểm đạo”. Dấu hiệu giai cấp
của tín đồ phái Shiva, tổ của tất cả
các nhà Yogi là một điểm đen tṛn, hiện thời
có lẽ là để tượng trưng mặt Trời,
nhưng ngày xưa là tượng trưng của ngôi sao
điểm đạo trong Huyền Bí Học.
40) Căn bản (Upădhi) của ngọn
lửa mà nếu nhà tu luyện c̣n tại thế th́ không khi
nào đạt đến.
41) Dhyàna là thời kỳ áp chót ở
địa cầu này, trừ phi con người trở nên
một vị Mahatma hoàn toàn. Như
người ta đă có nói trong trạng thái này nhà Raja Yogi c̣n có ư thức tinh thần về tự tánh
và về động tác của những nguyên tố cao siêu
của người. Nếu tiến
đến một bước nữa th́ người
sẽ vượt lên cơi thứ bảy (hay là thứ tư
của mấy học phái khác). Mấy phái này sau giai
đoạn Pratyăhăra – sự luyện tập để
kiểm soát cái trí và tư tưởng – kể chung ba giai đoạn Dhărană, Dhyăna và Samădhi làm
một gọi là Samyama.
42) Samădhi là trạng thái trong đó nhà tu
luyện không c̣n ư thức đến mọi cá nhân gồm
cả chính nhà tu luyện nữa. Họ
trở nên – Tất cả.
43) Bốn thể thức chân lư theo Phật giáo phương Bắc là Ku,
“đau khổ và khốn cùng”; Tu, “mọi sự cám dỗ”;
Mu, “sự tiêu diệt những cám dỗ” và Tau, “con
đường”. Năm “mối chướng
ngại” là nhận thức sự khốn khổ, chân lư
về sự yếu tính của con người, những
sự kiêng cữ khó nhọc và sự cần thiết
tuyệt đối phải ĺa bỏ tất cả
những trói buộc của t́nh dục và cho đến
những dục vọng nữa. Chót hết là “Con
đường Giải Thoát”.
44) Tại nơi cửa “Đại
Hội” Ma Vương dùng sức sáng chói của hột
ngọc để mê hoặc thí sinh.
45) Đây là con đường thứ tư
trong năm con đường luân hồi dẫn dắt và
xua đẩy tất cả loài người vào những
trạng huống khổ và vui không dứt, những “con
đường” đó chỉ là những chi phần
của con đường duy nhất, con đường
Nghiệp Quả.
PHẦN THỨ NH̀
HAI CON ĐƯỜNG
101.
Và bây giờ đây, bạch Sư
Phụ Từ Bi, xin Ngài chỉ đường cho kẻ
khác. Ngài hăy xem, tất cả những kẻ
đến gơ cửa để được thâu nhận
đương ở trong cảnh dốt nát, tối tăm
chờ mong cửa Diệu Pháp mở rộng.
Tiếng của các Thí Sinh
102. Hỡi Đức Thầy Từ Ái, Ngài
há đành chẳng tiết lộ Tâm Pháp (1) sao
? Ngài há đành
chẳng d́u dắt Tôi Tớ Ngài vào con đường
Giải Thoát sao ?
Đức Thấy nói
103. Con đường có hai [4]; Sự
Chí Thiện có ba [5]; sáu Đức Hạnh [6] biến
đổi thân h́nh thành cây Trí Tuệ (2).
104. Ai
sẽ bước đến gần ?
105. Ai
sẽ vào trước ?
106. Ai là người thứ nhất nghe
giảng hai con đường vô một và chân lư của Tâm
Pháp (3). Pháp môn bảo đừng học, pháp
môn đó dạy Minh Triết và tiết lộ một câu
chuyện đau thương.
107. Hỡi ôi ! Hỡi
ôi ! tất cả
mọi người đều có Alaya nơi ḿnh,
đều là một với Đại Hồn và có nó nơi
ḿnh, mà không mấy ai biết dùng Alaya.
108. Ḱa xem, cũng như mặt trăng
phản chiếu xuống mặt nước im ĺm, Alaya
phản chiếu trong vật nhỏ cũng như vật
lớn, nó soi bóng trong các hột nguyên tử tí ti nhưng
không sao soi thấu tâm vạn vật được.
Hỡi ôi ! ít
người lợi dụng được tặng vật
vô giá là sự học hỏi chân lư, sự nhận thức
đúng đắn các sự vật hiện hữu, sự
Tri Thức cái không hiện hữu.
Đệ Tử hỏi:
109.
Thưa
Thầy, con phải làm thế nào để đạt
được Minh Triết ?
110. Thưa Đấng Sáng Suốt, con
phải làm thế nào để được toàn thiện ?
111. Hỡi Đệ Tử, hăy t́m kiếm
đường đi, nhưng con phải có tấm ḷng
trong sạch trước khi bắt đầu cuộc hành
tŕnh của con. Trước khi cất
bước ra đi, con phải tập phân biệt cái chân
và cái giả, cái vô thường và cái trường cửu.
Trên hết mọi sự con phải tập phân tách sự
học của Đầu Óc và sự Minh Triết của Tâm
Hồn, nhăn pháp và tâm pháp.
112. Sự vô minh giống như một
cái hũ đậy kín, không có không khí, linh hồn như
chim bị nhốt trong hũ, nó hết líu lo, đập
lông vỗ cánh, con chim sơn ca câm miệng, tê cóng và chết
ṃn.
113. Tuy nhiên, sự vô minh c̣n hơn sự
học của Đầu Óc mà không có sự Minh Triết
của Tâm Hồn soi sáng và hướng dẫn.
114. Hột giống Minh Triết không
thể nứt mộng đâm chồi trong chỗ không có khí
trời. Muốn sống và gặt hái kinh
nghiệm, trí phải hiểu cho rộng và cho sâu và có
những điểm kéo nó đến Linh Hồn Kim
Cương (4). Con chớ t́m những điểm
đó trong cơi của Ma Vương mà phải đem tâm
hồn lên khỏi ảo cảnh để t́m sự
tồn tại đời đời bất dịch,
bất biến SAT (5) và con phải đề pḥng những
khêu gợi lừa dối của tưởng tượng.
115. Bởi v́ cái trí giống như
tấm gương nó chất chứa bụi bậm và
phản chiếu (6) h́nh ảnh bụi bậm đó.
Phải có ngọn gió êm dịu của tâm hồn Minh
Triết mới thổi bay bụi trần ảo mộng
của chúng ta. Hỡi đệ tử Sơ Cơ, con hăy
t́m cách ḥa hợp trí và tâm hồn con lại.
116. Phải xa lánh sự vô minh, mà cũng
phải lánh xa ảo ảnh, con phải ngoảnh mặt,
đừng nh́n những lừa dối của trần
thế, con chớ tin giác quan của con, chúng giả dối
nhưng trong cái kho chứa cảm giác là thân thể con
đó, con hăy t́m con người trường cữu (7) trong
cái Vô Ngă, và khi t́m được rồi con hăy nh́n trở vô
trong : con là Phật (8) đó.
117. Hăy xa lánh lời ca tụng, hỡi
kẻ nhiệt tâm sùng đạo, lời ca tụng
đưa đến huyễn ngă. Thân thể con không
phải là Chân Ngă con đâu. Chân Ngă con
không có thân và lời khen chê đều không ảnh
hưởng đến nó được.
118. Tự ḿnh xưng tụng lấy
ḿnh, hỡi đệ tử, không khác nào kẻ ngông
cuồng leo lên tháp cao ngồi tự
đắc, không c̣n thấy ai hơn là thấy ḿnh.
119. Cái học sai lầm bị nhà
Hiền Triết bác bỏ và Định Luật tốt lành tung nó bay theo gió. Bánh xe pháp
quay cho tất cả mọi người, kẻ khiêm
tốn cũng như kẻ kiêu căng. Nhăn
Pháp (9) để dành cho quấn chúng, Tâm Pháp dành cho kẻ
được tuyển lựa. Hạng thứ
nhất lập lại một cách kiêu căng: “Hăy coi ! Tôi biết.” Hạng
sau là những kẻ thâu lượm một cách khiêm tốn
và nhỏ nhẹ thú nhận : “Đây là
điều tôi đă nghe được (10)”.
120. Hỡi Đệ tử, Cái Sàng To là danh từ để gọi Tâm Pháp.
121. Bánh xe Diệu Pháp
xoay mau lẹ cả ngày lẫn đêm. Nó làm
cho tróc lớp vỏ vô giá trị của hột lúa vàng, nó
lọc bột cho hết chất vô dụng. Bàn tay Nhân Quả điều khiển bánh xe,
sự tuần hoàn là nhịp đập của trái tim Nhân
Quả.
122. Chân tri thức là bột, sự
học sai lầm là trấu. Nếu con muốn ăn bánh Minh Triết th́ con phải nhồi
bột với nước Amrita [7] trong ngần. C̣n nếu
con nhồi trấu với nước sương mù
Mộng Ảo th́ con chỉ có thể làm ra món ăn cho loài chim tử, sanh, lăo, khổ.
124. Nếu ai nói với con rằng,
muốn được giải thoát con phải ghét mẹ,
bỏ con, đừng nh́n cha nữa mà chỉ gọi
người là gia trưởng thôi (11), bởi v́ con
phải diệt ḷng trắc ẩn đối với
người và vật, th́ con hăy nói cho họ biết là
họ nói vô lư.
125. Đó là học thuyết của
bọn Tirthikas, hạng người ngoại đạo
[8].
126. Nếu ai dạy con rằng tội
lỗi do hành động gây ra và muốn có hạnh phúc
phải đừng làm ǵ hết, con hăy nói cho họ
biết là họ lầm. Không tiếp tục
công việc của loài người, giải thoát thần
trí khỏi ṿng nô lệ bằng cách thôi làm tội lỗi
suông, không phải là việc thích đáng cho Chân Nhân đang
chịu luân hồi. Đó là lời của
“Tâm Pháp”.
127. “Nhăn Pháp” là hiện thân của cái bên
ngoài và cái không tồn tại.
128. “Tâm Pháp” là hiện thân của Bồ
Đề [9], cái Thường Trụ và Thường
Tồn.
129. Cái Đèn cháy tỏ rạng khi mà tim và dầu đều sạch sẽ.
Muốn cho tim và dầu được
sạch th́ phải có người săn sóc lau chùi. Ngọn lửa không biết có sự lau chùi đó.
“Nhánh cây bị gió thổi oằn oại,
nhưng thân cây vẫn đứng yên”.
130. Sự hành động và sự
bất động đều có ở nơi con. Xác thân con cử động, trí con yên tịnh, Tâm
Hồn con trong suốt như nước hồ trên
đỉnh núi cao.
131. Con có muốn trở nên một nhà
Yogi trong “Ṿng của Thời Gian” không ?
Nếu có th́ hỡi Đệ Tử :
132. Con chớ tin là ngồi trong rừng
sâu, kiêu hănh sống riêng biệt với người
đời, con chớ tin là đói ăn rễ cây, khát
uống nước tuyết, con chớ tin là mấy
điều đó sẽ dắt con đến mục
đích giải thoát cuối cùng.
133. Con chớ tưởng rằng
tự làm cho ḿnh găy xương, rách thịt là hợp
nhất được với “Chơn Ngă Tịch Tịnh”(12) của con. Con chớ tưởng
rằng khi đă thắng được tội lỗi
của xác thịt th́, hỡi Nạn Nhân của H́nh Bóng
của ḿnh, phận sự của con đối với
vạn vật và nhân loại đă xong xuôi.
134. Những bậc hiền nhân rất
khinh bỉ những hành động như thế. Vị
Sư Tử Pháp, Đấng Từ Bi Vô Lượng [10] đă
hiểu rơ nguyên nhân của sự đau khổ trần
gian, liền từ bỏ ngay sự yên nghỉ êm
đềm nhưng ích kỷ nơi chốn rừng hoang
tịch mịch. Bỏ cảnh Aranyaka (14)
người trở ra đời làm Thầy của nhân
loại. Sau khi Như Lai (15) đạt
Niết Bàn, Người đi truyền giáo khắp
chốn núi non cùng đồng nội và thuyết pháp trong
các đô thị cho Thiên Thần và Người.
135. Con hăy gieo những hành vi
tốt và con sẽ gặt hái kết quả của
những hành vi đó. Quên sót một hành động bác ái là vi phạm một tội lỗi nặng
nề. Bậc hiền triết nói như
thế.
136. Con c̣n kiêng cữ sự hoạt
động nữa chăng ? Không
phải làm như thế mà hồn con sẽ
được tự do đâu. Muốn đạt
đến Niết Bàn phải đạt sự Tự Tri
và sự Tự Tri vốn là con đẻ của hành vi từ thiện.
137. Hỡi Thí sinh, con
phải kiên nhẫn như kẻ không sợ sự thất
bại, không dua nịnh sự thành công. Con hăy đặt mắt của Tâm
Hồn nơi ngôi sao mà con là tia sáng (17);
Ngôi sao chói lọi trong chốn sâu thẳm, tối tăm
của bản thể trường tồn, trong cơi vô biên vô
tận của cái Bất khả Tri.
138. Con hăy bền chí như một kẻ
sống đời đời. Những h́nh bóng của con
sống và tàn tạ (18). Cái sẽ sống măi ở nơi
con, cái “biết” ở nơi con, chính nó là tri thức (19)
không phải thuộc về đời sống phù du này; đó
là con người có tồn tại từ trước,
hiện đang tồn tại và sẽ tồn tại măi
măi, đối với con người đó giờ cuối
cùng sẽ không khi nào gơ.
139. Nếu con muốn gặt sự b́nh
an, yên nghỉ êm đềm th́ con phải gieo hột
giống công lao nơi miếng ruộng
sẽ gặt mùa tới, con phải nhận lănh những
nỗi đau khổ của kiếp luân hồi.
140. Hăy lui vào bóng tối để cho
kẻ khác hưởng ánh nắng mặt trời. Những
gịng nước mắt tưới lên miếng đất
khô khan đầy nhọc nhằn, đau khổ sẽ làm
mọc lên bông, trái theo luật thù đáp
của Nhân Quả. Ở trên ḷ lửa của
đời người và trên làn khói đen của nó
bốc lên những ngọn lửa nhẹ nhàng tinh khiết
càng ngày càng cao dưới tầm mắt Nhân Quả
để cuối cùng dệt nên canh chỉ rực rỡ
của ba thứ Đạo Phục (20).
141. Ba thứ Đạo Phục đó là
Nirmanakàya, Sambhogakàya và Dharmakàya, thứ y phục tuyệt
diệu (21).
142. Quả thật là áo Shangua (22) có
thể mua được ánh sáng đời đời. Áo Shangua đủ đem lại cho con
người cảnh Niết Bàn tịch diệt; nó chấm
dứt sinh tử, nhưng hỡi Đệ tử, nó cũng
giết chết ḷng từ bi. Có thể
nào những Đức Phật trọn lành một khi đă
choàng vào ḿnh sự vinh diệu của Pháp thân (Dharmakàya) th́
không c̣n giúp vào sự cứu vớt nhân loại
được nữa. Hỡi ôi !
Đám sinh linh kia sẽ bị hy sinh cho cái Ta đó sao ? Cả nhân loại sẽ bị hy sinh cho
hạnh phúc của những Đơn vị ?
143. Hỡi Đệ tử sơ cơ, con
hăy biết rằng đó là con Đường mở rộng,
con đường hạnh phúc ích kỷ mà những Bậc
Bồ Tát đi theo con đường “Tâm Pháp”, những
Đức Phật Từ Bi xa lánh.
144. Sống để làm lợi ích cho
nhân loại là bước thứ nhất; thực hành sáu
hạnh cao quư (23) là bước thứ nh́.
145. Mặc áo Nirmanakàya vi
diệu là khước từ hạnh phúc đời
đời cho ḿnh để giúp vào sự cứu giúp nhân
loại. Đạt được chân phúc Niết Bàn nhưng
không hưởng đó là bước cao quư cực
điểm, bước chót trên con Đường Từ
Bỏ.
146. Con hăy biết, hỡi Đệ Tử,
đó là con Đường Bí mật mà các Đức Phật
Trọn Lành đă chọn lựa, các Ngài
hy sinh ḿnh cho chúng sinh c̣n yếu đuối.
147. Tuy nhiên, nếu “Tâm Pháp” quá cao
đối với con, nếu con cần tự giúp lấy
con và sợ không dám cứu trợ kẻ khác th́, hỡi
kẻ yếu tính, ta cảnh cáo cho con biết, con nên an
phận theo “Nhăn Pháp” th́ hơn. Con hăy cứ hy vọng.
Bởi v́ nếu hiện giờ con chưa có thể theo
đuổi “con Đường Bí Mật” th́ mai mốt nó
sẽ vừa với sức con, con nên biết rằng
những sự gắng sức hướng về
đường thiện hay đường ác, dù nhỏ
đến đâu nữa cũng không thể tiêu mất
nơi cơi nguyên nhân. Dù cho làn khói bay cũng không thể không
c̣n dấu vết. “Một lời nói phũ phàng thốt ra
trong những kiếp trước, cũng không tiêu mà
vẫn luôn luôn trở lại”[11]. Dây tiêu không thể trổ sanh bông hường và
hoa lài trắng tinh khả ái không thể biến thành gai góc.
148. Ngày nay con có thể tạo những
cơ hội may mắn cho ngày mai của con. Trong cuộc
“Đại hành tŕnh”(25) những nguyên nhân
gieo ra mỗi giờ đều sẽ có mùa kết quả
của mỗi thứ, bởi v́ Định Luật Chí Công
thống trị Thế Gian. Với một trớn đẩy
tới mănh liệt không khi nào sai lạc, luật công b́nh
mang lại cho con người hạnh phúc hay đau khổ,
cái hậu quả của nghiệp báo của tất cả
tư tưởng, hành vi của chúng ta từ kiếp
trước.
149. Con hăy lănh lấy tất cả
những ǵ mà công lao dành cho con, hỡi
người có tấm ḷng son sắt. Hăy vui vẻ, an ḷng lănh số phận ḿnh. Đó là Nghiệp
Quả của con. Nghiệp Quả của các kiếp luân
hồi của con, mà cũng là vận mệnh của
những kẻ, trong cảnh đau buồn, sanh ra
đồng thời với con, họ đă vui mừng và
than khóc kiếp này sang kiếp khác, liên hệ với các hành
động từ kiếp trước của con.
150.
Bây giờ con hăy làm cho người,
rồi ngày mai người sẽ làm cho con.
151. Chính mầm Từ Bỏ bản ngă
sẽ trổ sanh trái ngọt của sự Giải Thoát
cuối cùng.
152. Kẻ nào v́ sợ Ma Vương, v́ e
ḿnh c̣n ḷng vị kỷ, mà không dám giúp người, kẻ
đó đành phải chịu chết. Kẻ
đi đường xa mệt mỏi muốn xuống
sông tắm cho mát mà sợ nước cuốn, có thể
chịu nóng không nổi mà chết. V́ ḷng
ích kỷ mà không dám làm ǵ hết chỉ đem lại
quả xấu mà thôi.
153. Người sùng đạo ích kỷ
sống không mục đích. Người không
làm tṛn phận sự ở đời cũng sống vô
ích.
154. Con hăy lăn theo
bánh xe đời, hăy lăn theo bánh xe nghĩa vụ
đối với ṇi giống, họ hàng, bạn hữu và
thù nghịch và đừng nghĩ đến những vui
thích cũng như những khổ cực. Con hăy làm khô
kiệt sự thù báo của Nhân Quả. Hăy
đạt những Siđhis cho kiếp tới của con.
155. Nếu con không thể làm Mặt
Trời th́ hăy yên phận làm hành tinh nhỏ. Thực
thế, nếu con bị trở ngăn không thể dọi
tia sáng như Mặt Trời đứng
bóng trên đỉnh núi tinh khiết trường tồn th́
hỡi Đệ Tử Sơ Cơ, con hăy chọn một
nghĩa vụ khiêm tốn hơn.
156. Hăy chỉ “con Đường” - dù khi
phải sống lẫn lộn trong đám quần chúng không
ai biết đến con – như sao hôm chỉ đàng cho
những kẻ đi trong đem tối.
157. Ḱa con hăy nh́n xem “Con Mắt của
Migmar” [12] xuyên qua lớp lưới bao mặt mầu
đỏ sậm để lặng nh́n địa cầu
đang yên giấc. Con hăy xem “Bàn Tay” sáng rực của Lhagpa
[13] đưa ra trên đầu các nhà khổ tu một cách
yêu thương che chở. Cả hai hiện
giờ là bộ hạ của Nyima [14] (26) lặng lẽ
thức canh trong đêm tối lúc vắng chủ. Tuy
nhiên, trong những Kalpas trước, cả hai đều
sáng chói như Nyima và trong “Tương Lai” sẽ có thể
trở nên hai ngôi Mặt Trời trở lại. Đó là cuộc thăng trầm của Luật Nhân
Quả trong vũ trụ.
158. Hỡi Đệ Tử, con hăy theo
gương hai ngôi hành tinh đó, con hăy soi sáng và ủy
lạo kẻ khổ nhọc trên Đường Đạo và hăy
t́m kẻ biết ít hơn con, kẻ đương
ngồi nản chí, phiền muộn ḷng đói bánh Minh
Triết và cả bánh nuôi cái h́nh bóng, không gặp Thầy,
không một tia hy vọng, không một lời an ủi, con
hăy nói Pháp cho người ta nghe.
159. Con hăy nói với y, hỡi thí sinh,
kẻ nào đem tính kiêu căng và tự ái làm tôi tớ cho
ḷng sùng đạo, kẻ nào tuy c̣n lưu luyến cuộc
đời nhưng đem tính nhẫn nại và phục tùng
đối với Định Luật, như một đóa hoa
dịu dàng dưới chân của Đức Thích Ca Mâu Ni,
kẻ đó sẽ trở nên một Tu Đà Hoàn (27) trong
kiếp hiện tại. Pháp lực hoàn thiện có thể
nháng thấy đàng xa, thật xa, nhưng y đă
bước được bước đầu, y đă
nhập lưu và y có thể hoạch đắc sự
thấy của con phượng hoàng trên đỉnh núi cao,
sự nghe của con hoăng cái.
160. Con hăy nói với y, hỡi kẻ chí
nguyện, ḷng sùng đạo chân thành có thể hoàn lại
cho y những tri thức mà y đă có trong những kiếp
trước. Thần nhăn, thần nhĩ
không thể nào đạt được trong kiếp
ngắn ngủi.
161. Hăy khiêm tốn, nếu con muốn có
Minh Triết.
162. Hăy khiêm tốn hơn nữa, nếu
con đă có được rồi.
163. Hăy giống như biển cả thu nhận tất cả sông, suối. Vẻ yên tĩnh mênh mông của biển cả
cũng vẫn không có ǵ thay đổi; nó không biết là có
nước sông, suối thêm vào cho nó.
164. Hăy dùng sức Chơn Nhơn
để trấn áp phàm nhơn.
165. Hăy dùng sức Chơn Thần
để trấn áp Chơn Nhơn.
166. Phải đấy, cao cả thay
kẻ nào giết chết dục vọng.
167. C̣n cao cả hơn nữa kẻ nào
mà Chơn Nhơn đă giết chết sự biết có
dục vọng.
168. Hăy đề pḥng bản ngă sợ e
nó làm nhơ đến Chơn Ngă.
169. Con đường đi đến
tự do cuối cùng ở bên trong Chơn Ngă của con.
170. Con đường này bắt
đầu và chấm dứt ở ngoài bản ngă (28).
171. Mẹ của tất cả Sông,
Rạch không được thiên hạ và người,
Tirthikas không cho là có giá trị ǵ; đối với con
mắt của bọn điên cuồng th́ nhân thân vốn
trống rỗng mặc dầu chứa đầy
nước Amrita (cam lồ). Tuy nhiên, nguồn
cội của các sông thánh vốn ở nơi thánh
địa (29) và kẻ có đức Minh Triết
được mọi người quư trọng.
172.
Bậc La Hán và Hiền Giả quán
thông mọi sự (30) vốn hiếm có như bóng cây
Udumbara. Những vị La Hán sanh ra lúc nửa đêm,
đồng thời với cây thiêng có chín và bảy cộng
(31) với bông thiêng nở trong đêm tối dưới giọt
sương tinh khiết, trong ḷng giá lạnh ở
đỉnh núi cao trùm tuyết, nơi mà bàn chân của
những kẻ c̣n mang tội lỗi không khi nào bước
đến được.
173. Không một vị La Hán nào, hỡi
Đệ tử, chứng được quả này trong
kiếp mà Linh Hồn mới lần thứ nhất bắt
đầu có nguyện vọng về sự giải thoát
cuối cùng. Tuy nhiên, con chớ lo lắng, không một
chiến sĩ nào có ḷng ứng mộ để quyết
chiến trong trận tranh phong giữa đạo quân
sống và đạo quân chết (32), không một tên quân
mới mộ nào là không được quyền vào trong con
đường đưa đến chiến địa.
174. Bởi v́ chiến sĩ phải
thắng hay phải ngă.
175. Thắng tất là Niết Bàn sẽ
về người. Trước khi
người cổi bỏ cái h́nh bóng của người,
di hài của người, cái nguyên nhân sinh ra những ưu
tư và đau khổ vô tận vô biên, người sẽ
được chúng sinh tôn kính như một vị
Phật.
176. Nếu có ngă đi nữa th́ cái
chết của người cũng không vô ích, những kẻ
thù mà người đă giết trong trận giặc chót
sẽ không sống lại trong kiếp lai sinh.
177. Nhưng nếu con muốn
đến Niết Bàn hay là bỏ đi không hưởng
(33) con chớ hành động hay không hành động
chỉ v́ nhắm vào kết quả nào đó, hỡi con
người có tấm ḷng can đảm.
178. Con nên biết rằng vị Bồ
Tát không hưởng sự Giải Thoát để mang
những nỗi khổ cực của “Đời Sống Bí
Mật” (34) được xưng tụng là “Bậc
Thượng Tôn”, hỡi đệ tử ứng mộ
để chịu sự đau khổ từ chu kỳ này sang chu kỳ khác.
179. Con đường vốn có một,
hỡi đệ tử, nhưng đến cuối cùng nó
chia làm hai. Có bốn và bảy cửa [15]
đánh dấu các đoạn đường. Ở
mút con đường bên này là hạnh phúc hưởng
liền, ở mút con đường kia
là hạnh phúc hoăn lại. Cả hai đều là sự ban
thưởng công lao. Sự lựa
chọn ở trong tay con đó.
180. Một con đường thành hai,
một con đường Công khai và một con
đường Bí Mật (35). Con đường thứ
nhất dắt đến mục đích, đường
thứ hai dắt đến sự Tự hy sinh.
181. Khi đă hy sinh cái Giả Tạm cho
cái Thường Tồn th́ phần thưởng về con:
giọt nước trở về nguồn cội. Con
đường công khai dắt đến cảnh bất
dịch, bất biến, đến Niết Bàn, đến
trạng thái vinh quang cực điểm, đến chân phúc
quá sức tưởng tượng của con người.
182. Như thế th́ con đường
thứ nhất là sự Giải Thoát.
183. Nhưng con Đường thứ nh́ là
Sự Từ Bỏ, do đó cũng gọi là con
“Đường Đau Khổ”.
184. Con Đường Bí Mật dắt
vị La Hán đến sự khổ trí không thể tả,
khổ v́ thấy người sống mà vẫn chết
(36) và thương xót mà không làm thế nào được
đối với những kẻ phải chịu khổ
cực theo luật Nhân Quả mà bậc hiền giả
không dám làm cho dịu bớt.
185. Bởi kinh sách có nói: “Hăy dạy
người đừng tạo Nhân, c̣n Quả giống
như ngọn thủy triều đang lớn, phải
để cho nó đi xuôi chiều của nó”.
186. Con vừa đạt đến
mục đích của con Đường Công Khai là con sẽ
cởi bỏ thân Bồ Tát và hưởng cảnh quang vinh
cực điểm của Dharmakàya (37) tức là quên mất
Thế Gian và loài người.
187. Con Đường Bí Mật cũng
dắt đến chân phúc của Đại Niết Bàn,
nhưng sau khi đă trải qua vô số Kalpas; sau bao lần
được cảnh Niết Bàn mà không hưởng v́
ḷng từ bi vô lượng đối với chúng sinh
khờ dại.
188. Nhưng người ta nói rằng:
“kẻ hưởng sau sẽ có quả vị to nhất”. Samyak Sambuđa Đức Thầy Trọn Lành đă
bỏ Chân Ngă để cứu vớt chúng sinh và ngừng
bước ở ngưỡng cửa Niết Bàn, trạng
thái tinh khiết.
189. Bây giờ con đă biết rơ về
hai con đường. Đến một ngày kia,
hỡi con người có tâm hồn nồng nhiệt, khi con
đă đi đến cuối con Đường và qua
khỏi bảy Cửa con sẽ phải chọn lấy
một. Tâm trí con đă sáng suốt. Con không c̣n bị
bối rối trong những tư tưởng sai lầm,
bởi con đă biết tất cả. Chân lư
lộ nguyên h́nh và nghiêm nghị ngó ngay mặt con. Nó
nói:
190. V́ ḷng thương ḿnh mà hưởng
những quả An Nghỉ và Giải Thoát cũng có ngọt
ngào đôi chút, nhưng những quả của nghĩa
vụ lâu dài và cay đắng, của hy sinh v́ ḷng
thương kẻ khác, v́ ḷng thương anh em đồng
loại đau khổ, c̣n ngọt ngào hơn nữạ”
191. Vị Độc Giác Phật (38) vâng
lời bản ngă. Vị Bồ Tát đă chiến thắng,
đă nắm phần thưởng trong tay
nhưng v́ ḷng từ bi vô lượng mà nói:
192. “V́ ḷng thương người tôi
xin nhường phần thưởng to tát này lại”. Ngài làm tṛn đại nguyện Từ Bỏ.
193. Ngài là một Đấng Cứu
Thế.
194. Con hăy xem ! Mục
đích của chân phúc và Con Đường Đau Khổ dài
đằng đẳng ở chốn xa xăm kia. Trong hai con đường con có thể
chọn một, hỡi kẻ có chí nguyện chịu
buồn thảm, trong những chu kỳ
sẽ tới.
195.
NGỮ-GIẢI cho PHẦN THỨ
NH̀
HAI CON
ĐƯỜNG
1) Phật pháp chia ra tâm truyền và công
truyền gọi là Tâm Pháp và Nhăn Pháp. Gọi là Tâm Pháp v́
lẽ giáo pháp đó do tâm Đức Phật trao truyền c̣n
Nhăn Pháp là sản phẩm của trí năo Ngài. Tâm Pháp v́ đó
mà gọi là “tâm ấn” hay là “chân ấn”, một biểu
tượng mà người ta thấy để trên
đầu của hầu hết những kinh sách bí truyền.
2) “Cây Trí Huệ” là danh từ mà các môn
đồ của Bồ Đề Đạt Ma (tôn giáo căn
cứ nơi trí huệ Minh Triết) gọi những
kẻ đă đạt đến những trạng thái cao
thâm của tri thức thần bí – Nhưng Chơn Tiên
Nàgàrjuna, đấng sáng lập Môn phái Madhyamika
được gọi là ‘ Cây Rồng”,
Rồng là biểu hiệu của Minh Triết và Trí
huệ. Cái cây được tôn sùng v́ chính dưới
cội Bồ đề (Minh Triết) là nơi Đức
Phật sinh ra đời, được giác ngộ,
thuyết pháp lần đầu và tịch diệt.
3) “Tâm Pháp” là giáo lư bí truyền.
4) “Linh Hồn Kim Cương” “Vajrasattva”
là danh hiệu của Đức Phật Tối Cao, “Chúa tể
của tất cả những sự Huyền Bí” gọi là
Vajradhara và A Di Đà Phật.
5) SAT, Chơn Lư và Sự Thật duy
nhất trường tồn và Tuyệt Đối, ngoài ra
tất cả đều là ảo mộng.
6) Những giáo pháp của Thần Tú
dạy rằng trí con người giống như một
tấm gương thu hút và phản
chiếu mọi vi trần và ta phải để ư phủi
bụi mỗi ngày. Thần Tú là tổ thứ
sáu của Bắc Trung Hoa giảng dạy giáo lư bí truyền
của Bồ Đề Đạt Ma.
7) Phật giáo phương Bắc
gọi Chơn Nhơn đang luân hồi là “con người
thật” con người hợp nhất được
với Cái Ta Cao Siêu của ḿnh là thành Phật.
8) “Phật” nghĩa là “Giác Ngộ”.
9) Xem giải nghĩa số 1. Phật giáo công truyền của quần chúng.
10) Câu như thị ngă văn
thường để trước kinh sách Phật giáo có
nghĩa là lời của Phật và các vị La Hán đă thu thập được bằng cách
khẩu truyền.
11) Rathapala gọi cha như thế trong
câu chuyện Rathapala Sutrasanne.
12) Cái ta Cao Siêu, nguyên tố thứ
bảy.
13) Xác thân của chúng ta, các trường
huyền bí gọi là “cái bóng”.
14) Nhà ẩn tu, ẩn thân trong rừng
rậm khi đă trở nên vị Yogi.
15) Như Lai, tiếng Trung Hoa dịch
Tathagata tôn hiệu của Phật..
16) Tất cả phương Bắc và
phương
17) Theo bí giáo th́ mỗi Chơn Nhơn là
một tia sáng của một vị
Thượng Đế cai quản một hành tinh hệ.
18) Những phàm nhân hay là xác thân ngắn
ngủi như những cái bóng.
19) Trí (Manas) nguyên lư tư tưởng hay
là Chơn Nhơn, trong con người là chỉ riêng cho “Tri
thức” mà thôi v́ Chơn Nhơn của con người
gọi là Manasa putras, con của Trí (phổ biến).
20) Xem giải thích ở phần ba
số 34.
21) Xem giải thích ở phần ba
số 34.
22) Áo Shangua của Shanguavesu
ở xứ Rajagriha vị Đại La Hán hay là tổ thứ
ba trong 33 vị tổ nối nhau truyền bá Phật pháp. Áo Shangua tỉ dụ
như sự hoạch đắc minh triết nhờ đó
người ta nhập Niết Bàn tịch diệt (tịch
diệt bản ngă). Theo tự nghĩa là
“áo điểm đạo” của vị Neophytes. Edkins
nói: “Thứ áo bằng cỏ từ Tây Tạng du nhập
Trung Hoa dưới triều nhà Tống”. Truyền kỳ
Trung Hoa và Tây Tạng nói rằng: “Khi có một vị La Hán
ra đời người ta thấy cỏ này mọc
nơi chỗ tinh khiết”.
23) Hành con đường Paramità nghĩa
là làm nhà Yogi tu khổ hạnh.
24) “Ngày Mai” nghĩa là kiếp tới.
25) “Đại hành tŕnh’ hay là những
kiếp luân hồi trong một cuộc tuần hoàn.
26) Nyima là Mặt Trời theo
chiêm tinh học Tây Tạng. Con mắt là biểu
tượng của Migmar hay Mars, bàn tay là biểu
tượng của Lhagpa hay Mercury.
27) Srotapatti hay là “kẻ vào trong ḍng sông”
đưa đến Niết Bàn, ngoại trừ một
lẽ đặc biệt nào không kể, người Tu
đà hoàn ít khi đạt đến Niết Bàn trong một
kiếp. Người ta nói: “Thường thường
một vị đệ tử phải gắng công từ
kiếp được nhập lưu cho đến
kiếp thứ bảy mới tới mục đích
được.
28) Nghĩa là bản ngă thấp kém.
29) Tirthikas là một phái của Bà La Môn
ở bên kia Hy mă lạp sơn, tín
đồ Phật giáo ở thánh địa Tây Tạng
gọi họ là ngoại đạo và họ cũng
gọi bên kia lại như thế.
30) Người ta cho rằng vị La Hán
thấy và biết được tất cả, ở
gần cũng như ở xa.
31) Cây Shangua, xem nghĩa ở số 22
phần 2.
32) Kẻ sống là Chơn Nhơn
bất tử và kẻ chết là phàm ngă thấp kém.
33) Xem câu số 34 phần 3.
34) Đời sống bí mật là
đời của vị Nirmànakàya.
35) Con đường công khai dạy cho
các người thế tục và thường thường
được thiên hạ theo, tính cách
của con đường Bí Mật khi được
điểm đạo mới dạy.
36) Người ta gọi kẻ không
biết sự Minh Triết và những chân lư bí truyền là
“Kẻ chết mà đang sống”.
37) Xem câu số 34 phần 3.
38) Pratyeks Buddha là các vị
Bồ Tát đă cố gắng nhiều kiếp và
đạt được Dharmàkàya. Các Ngài không chú ư đến
nỗi đau khổ của nhân loại và không giúp
đỡ họ. Ngài chỉ lo riêng cho ḿnh, Ngài
nhập Niết Bàn đi ra ngoài tầm mắt và trái tim nhân loại. Phật giáo
phương Bắc coi Pratyeka Buddha là Ích kỷ.
PHẦN THỨ BA
196. “Bạch Sư Phụ (Upàdhya) (1) ư con
đă quyết, con khao khát sự Minh Triết. Bây giờ Sư
Phụ đă xé tan bức màn che trước con
Đường Bí Mật và dạy Pháp đại thừa
197. Được lắm, Thinh Văn
(3) con hăy chuẩn bị đi, bởi v́ con phải
khởi hành một ḿnh. Thầy chỉ có thể chỉ
đường cho con mà thôi. Đối với mọi
người con đường có một, nhưng những
phương tiện để đạt mục đích
phải thay đổi tùy mỗi kẻ Hành Hương.
198. Con lựa con Đường nào, hỡi
con người có hùng tâm đại chí ?
Bốn bực Thiền Định của Nhăn Pháp (Samtan) (4) ? Hay là con đường Ba la mật đa
(5) có sáu hạnh, sáu cửa đức hạnh đó
dắt đến Bồ Đề và đến Prajna,
nấc thứ bảy của Minh Triết ?
199. Con đường gay go của
bốn bực thiền định quanh co khúc khuỷu và
dốc đứng. Kẻ leo lên
được đến đỉnh chí cao của con
đường này quả thật là vị Đại Sĩ.
200. Muốn đến đỉnh các Ba
la mật đa con phải trải qua một con
đường gay go hơn nữa. Con phải mở
một con đường xuyên qua bảy cửa có
những Hung Thần đa mưu, túc trí, hiện thân
của dục vọng đóng giữ.
201. Hăy can đảm lên, hỡi
đệ tử, con hăy nhớ lấy luật vàng. Một
khi con đă vượt qua cửa Srotàpatti (6) “nhập
lưu”, một khi con đă bước vào ḷng sông dắt
đến Niết Bàn trong kiếp này hay trong một
kiếp tới, con sẽ c̣n luân hồi bảy kiếp
nữa thôi [16], hỡi con người có Ư Chí cứng
rắn như kim cương.
202. Con hăy xem dưới mắt con có
những ǵ, hỡi kẻ có chí nguyện đạt
đến Minh Triết của bậc thần tiên ?
203. “Màn hắc ám, bao trùm vật chất,
con đang vùng vẫy trong những lằn xếp của
bức màn đó. Bạch Sư Phụ ! mắt con nh́n thấy hắc ám càng sâu càng
dầy, bàn tay của Sư Phụ vẹt tan hắc ám.
Một cái bóng cử động ḅ đi giống h́nh
uốn khúc của một con rắn vươn dài ra... Nó lớn thêm, phồng to và biến mất trong
bóng tối”.
204. Đó chính là cái bóng của con ở bên
ngoài Đường Đạo, dọi lên tội lỗi đen
tối của con đó !
205. “ Bạch Sư
Phụ, con nh́n thấy con Đường, chân nó ở trong bùn,
đỉnh nó ch́m trong ánh vinh quang của Niết Bàn. Và bây giờ con thấy mấy cái Cửa hẹp
trên con đường gập ghềnh, chông gai đi
đến Jnàna” [17].
206. Con thấy đúng đó, hỡi
đệ tử. Mấy cửa đó dắt kẻ chí
nguyện vượt qua gịng nước “đến bờ
bên kia” (7). Muốn mở mỗi cửa
phải có một ch́a khóa vàng, những ch́a khóa đó là :
207. 1. Dàna, ch́a khóa bố thí
và từ bi vô tận.
208. 2. Shila, ch́a khóa
điều ḥa trong lời nói và việc làm, ch́a khóa làm cho
thăng bằng Nhân và Quả, không c̣n gây Nghiệp nữa.
209. 3. Kshànti, đức
nhẫn nhục dịu dàng, không ǵ làm cho phật ḷng
được.
210. 4. Viràga, thản nhiên
đối với sự vui và sự khổ, thấy rơ
ảo ảnh, nhận được chân lư.
211. 5. Virya, đại hùng đại
lực mở đường thẳng đến Chân lư
siêu việt, ngoài ṿng bùn lầy của những giả
dối trần gian.
212. 6. Phyana, cửa vàng này một khi
đă được mở ra sẽ dẫn vị Valjor
[18] đến cơi
Sat trường tồn và sự đắm ḿnh
thường xuyên nơi cơi đó.
213. 7. Prajnà, ch́a khóa này làm
cho con người thành một bực thần tiên và đào
tạo người thành bực Bồ Tát, con của Dhyànis.
214 . Đó là ch́a khóa vàng mở
mấy Cửa.
215. Trước khi đến gần
cửa chót, hỡi kẻ ra tay đào tạo sự tự
do của ḿnh, con phải chiếm đoạt – dài theo con
đường khổ nhọc – những Pàramitàs hoàn thiện
đó, những đức tính siêu việt kể ra có sáu và
mười [19].
216. Hỡi đệ tử, bởi v́
trước khi để cho con gặp được
Sư Phụ con, mặt đối mặt, ánh sáng
đối ánh sáng, người ta đă nói ǵ với con.
217. Trước khi có thể đến
gần cửa thứ nhất con phải tập tách riêng
thân con ra ngoài trí con, phá tan bóng tối và sống trong
trường tồn. Muốn được thế con
cần phải sống và thở trong tất cả,
cũng như tất cả những ǵ con nhận thấy
đều thở trong con, con phải cảm thấy con
ở nơi mọi vật, và mọi vật trong Đại
Ngă.
218. Con chớ để cho giác quan
của con lấy cái trí con làm chỗ chơi đùa,
nhảy nhót.
219. Con không được tách riêng con
người của con với Bản Thể và vạn
vật, mà con rót Biển Cả vào trong giọt nước,
giọt nước vào trong biển cả.
220. Như thế con sẽ hoàn toàn ḥa
hợp với mọi sinh vật, con hăy thương yêu
người như họ là sư huynh, sư đệ
của con, là học tṛ đồng chung
một Sư Phụ, con đồng chung một mẹ
hiền.
221. Có nhiều Sư Phụ, Hồn
Mẹ (8), Alaya Hồn Vũ Trụ chỉ co” một, con
hăy sống trong Đức Sư Phụ đó cũng như tia sáng của người sống ở
nơi con, hăy sống nơi đồng loại của con,
cũng như họ sống nơi Người.
222. Trước khi để
được bước đầu vào Đường
Đạo, trước khi vượt qua cửa thứ
nhất, con phải hỗn hợp hai vào trong Một và hy
sinh tư ngă cho Chơn Thần Vô Ngă và do đó phá bỏ con
đường ở giữa đôi bên – Antahkarana (9).
223. Con phải chuẩn bị để
trả lời với Dharma, luật nghiêm khắc, tiếng
nó sẽ thốt lên để hỏi con ở đầu
đường, ở bước thứ nhất
:
224. “Người đă làm đúng các qui
điều chưa ? Hỡi người
có những ước vọng cao siêu ?”.
225. “Người có làm sao cho tâm và trí
của người ḥa nhịp với trí và tâm của
tất cả nhân loại chăng?” Bởi v́, cũng
như tiếng gầm thét của con Sông Thánh ứng đáp
tất cả những âm thanh của Vạn Vật (10), tâm
của “Kẻ muốn nhập lưu” phải rung
động đáp lại mọi tiếng thở than,
mọi tư tưởng của những ǵ có sống và có
thở.
226. Người ta có thể ví các
đệ tử như những sợi dây của cây
đàn Vina, gợi những tiếng vang nơi tâm hồn;
nhân loại như phím đàn và bàn tay
lướt nhẹ trên đó như hơi thở
điều ḥa của Đại Hồn Thế Giới.
Sợi dây nào không thể đáp lại ngón tay của Sư
Phụ, không thể rung động điều ḥa với
tất cả mấy dây khác sẽ đứt, và sẽ bị
tháo bỏ. Tinh thần chung hợp của các Đệ tử
Thinh Văn cũng thế, tất cả phải ḥa hợp
với tinh thần của Sư Phụ, hợp làm một
với Hồn Siêu Việt hay là phải tan nát.
227. Đó là t́nh cảnh của những
“Đạo Hữu trong Bóng Tối”, những kẻ giết
chết Linh Hồn họ, phái Dad Duapa (11) mà người ta
rất sợ.
228. Con đă ḥa hợp con người
con với sự đau khổ lớn lao
của Nhân Loại chưa? Hỡi cử tử muốn vào
trong ánh sáng?
229. Con đă làm rồi ?
Con có thể vào. Tuy nhiên, trước khi đặt chân trên
con đường đau khổ, con cũng nên biết
trước những hang lỗ bùn lầy của con
đường đó.
230. Có được ch́a khóa bố thí,
bác ái và thương yêu, dịu dàng, con có thể yên ḷng
trước cửa Dàna, cửa dựng lên ở
đầu Đường Đạo.
231. Hỡi kẻ hành hương hữu
phúc ! Con hăy xem cái cửa trước
mặt con cao và rộng và dường như rất dễ
đi vào. Con đường đi ngang qua đó thẳng
ngay, trơn láng và xanh tươi giống như một
khoảng rừng thưa có ánh nắng, giữa cảnh
rừng già tối mịt, một điểm của
cực lạc quốc của Phật A
Di Đà phản chiếu xuống trần gian. Nơi
đây, những chim quyên của hy vọng, những chim cánh
lông rực rỡ, hót trong những cḥm cây xanh tươi,
tán tụng sự thành công của những kẻ hành
hương dũng cảm. Chúng tưng
bừng ca hát năm hạnh của các vị Bồ Tát,
năm ngọn suối Bồ Đề mạnh mẽ và
bảy bước trong đường trí thức.
232. Con hăy đi qua !
Con đă có ch́a khóa, con được an
toàn.
233. Và từ đó đến cửa
thứ nh́, con đường cũng c̣n xanh tươi
nhưng dốc đứng và khúc khuỷu; thực thế,
con đường đến ngọn núi đầy đá
nhấp nhô, những đám mây xám ngắt lơ lửng trên
triền gồ ghề và xa nữa, tất cả
đều đen tối. Hành giả càng
đi tới, tiếng hát hy vọng càng nghe yếu lần
trong tâm. Bấy giờ sự hoài nghi làm cho hành giả
rùng ḿnh, chân bước không được vững vàng
như trước nữa.
234. Hăy đề pḥng, hỡi cử tử ! Hăy đề pḥng sự lo sợ nó
giống như con dơi bay lúc nửa đêm, giương
đôi cánh đen, im ĺm chắn ngang giữa ánh trăng trong
của Tâm Hồn con và mục tiêu vĩ đại lờ
mờ ở tận đằng xa.
235. Hỡi đệ tử, sự lo
sợ làm tiêu tan ư chí và tê liệt mọi hành động.
Nếu thiếu hạnh Shila con sẽ vấp vào những
đá sỏi Nhân Quả làm trầy trụa chân con trên con
đường gồ ghề, khổ nhọc.
236. Hăy bước cho vững, hỡi
cử tử. Hăy tắm Hồn con trong nước
hương Kshanti [20], bởi lúc này đây con đă
đến gần cửa có tên này, cửa dũng cảm và
nhẫn nại.
237. Con chớ phút nào nhắm mắt,
phải trông chừng cây gậy phép Dorje (12) những mũi
tên của Ma Vương luôn luôn bắn ngă kẻ không
đạt được Viraga (13).
238. Chớ run rẩy,
dưới làn hơi của sự lo sợ ch́a khóa Kshanti
sẽ sét. Ch́a khóa sét sẽ mở không
được cửa.
239. Con càng đi tới, chân con sẽ
càng gặp hang lỗ bùn lầy. Con đường của
con đi, được soi sáng bởi một ngọn
lửa, ngọn lửa dũng cảm đang cháy trong tim. Người càng gan dạ sẽ càng
tiến, người càng sợ th́ ánh sáng càng mờ và
chỉ có ánh sáng mới có thể dẫn dắt con
người đi tới. Cũng giống như tia sáng
buổi chiều c̣n sót lại trên đỉnh núi cao,
một khi tia sáng bặt đi là đêm tối tới
nơi, cũng thế, khi ánh sáng trong tâm tắt mất th́
một bóng tối đen dày đặc và đáng sợ
sẽ từ trong Chính tâm con dọi trên đường
đi, và sự hăi hùng sẽ gắn dính chân con tại chỗ.
240. Hỡi đệ tử, hăy
đề pḥng cái bóng đó. Không một tia sáng nào của
Tinh Thần có thể phá tan cảnh hắc ám của Iinh
Hồn ở phía dưới trừ phi mọi tư
tưởng ích kỷ đều dang ra hết và kẻ hành
hương nói: “Tôi đă từ bỏ cái h́nh bóng đang qua
này, tôi đă phá tan nguyên nhân, nhân đă tiêu th́ quả là
những bóng tối dọi ra đó cũng không c̣n
nữạ” Bởi v́ đây đă đến trận
đại chiến cuối cùng, trận tranh phong quyết
liệt giữa cái Ta Cao Siêu và cái Ta Thấp Kém. Con hăy xem,
chính băi chiến trường bây giờ đă bị
trận đại chiến thôn tính và không c̣n nữa.
242. Trước khi con có thể
đến gần mục đích này, trước khi
đưa tay mở khóa cửa thứ tư, con phải
chế ngự mọi sự biến đổi của cái trí
ở nơi con và tiêu diệt đạo quân tư
tưởng cảm giác vừa tinh tế vừa giảo
quyệt âm thầm len lỏi vào trong thánh đường
sáng rỡ của Tâm Hồn.
243. Nếu con muốn khỏi bị
hại th́ con phải biết un đúc bầy con của con
tạo ra sao cho được hiền lương,
những đứa con đẻ của tư tưởng
con, tuy không thấy được, không rơ được
nhưng cả đoàn cả lũ quây quần xung quanh nhân
loại, chúng là những con cái, những kẻ thừa
kế của con người. Con phải nghiên cứu cho
rành sự trống rỗng của cái dường như
đầy đủ, sự đầy đủ của
cái dường như trống rỗng. Hỡi Kẻ
hữu chí can đảm ! Hăy xem kỹ
tận đáy ḷng con sâu thẳm và trả lời. Con có
biết những uy lực của Chơn Ngă chăng.
Hỡi kẻ đă nhận thấy những bóng tối bên
ngoài ?
244. Nếu con chưa biết, thật
nguy cho con.
245. Bởi v́ trên đàng thứ tư,
một ngọn gió thoáng qua cửa nhiệt vọng hoặc
tham dục cũng sẽ lay chuyển ánh sáng yên tĩnh trên
vách trắng tinh và trong sạch của Tâm Hồn. Một
gợn sóng li ti của mong mỏi hay luyến tiếc
đối với mồi danh, bả lợi của Ma
Vương chạy dài theo Antahkarana, con đàng nối
liền Tinh Thần của con với bản ngă của con,
đại lộ của cảm giác, cái kích thích Ahamkara (14),
một tư tưởng dầu lẹ như chớp
cũng sẽ làm cho con mất hết ba phần
thưởng trước mà con đă được.
246. Bởi v́ con hăy biết Đấng
Vĩnh Cửu không biết sự thay đổi là ǵ ?
247. “Con hăy bỏ hết tám thứ
khổ nàn, bằng không con không thể nào đạt
đến minh triết, cũng không thể nào đạt
đến giải thoát”, đó là lời của Đức
Thế Tôn, Đức Như Lai trọn lành, “Đấng đă theo dấu các bậc đi trước Ngài
(15).
248. Hạnh Viraga rất
nghiêm khắc và đúng mực. Nếu con muốn được bảo đảm
trên con đường này con phải giữ thần trí, và
tri giác của con trong sạch hơn trước, sạch
hết mọi hành động bại hoại.
249. Con phải thấm nhuần Alaya tinh
khiết hợp làm một với Tư Tưởng Linh
Hồn vạn vật, nếu con hợp một với nó,
th́ không ǵ thắng được con, phân ly với nó, con
sẽ là sân chơi của Samvritti (16) là nguồn gốc
của tất cả ảo mộng của đời.
250. Tất cả đều vô
thường nơi con người ngoại trừ cái tinh
hoa trong sạch, sáng ngời của Alaya.
Con người là một tia trong suốt
của nó, một làn ánh sáng tinh khiết ở bên trong,
một h́nh tướng bằng tro bụi ở bên ngoài. Tia
sáng đó là người hướng đạo cuộc
đời của con và là Chân Ngă của con, là Đấng Im
Lặng Suy Nghĩ và Canh Chừng, nạn nhân của cái ta
ty tiện của con. Linh Hồn con chỉ có thể bị
thân h́nh vô minh của con làm tổn hại thôi, con hăy
điều khiển và chế ngự cả hai, như
thế con sẽ có thể vượt qua một cách b́nh an cái cửa “Thăng Bằng” sắp
tới.
251. Hăy can đảm lên hỡi kẻ
hành hương có đại chí muốn đến bờ
bên kia, con chớ nghe những lời quyến rủ
đường mật của lũ bộ hạ của
Ma Vương thủ thỉ bên tai con, hăy tránh xa những
tay cám dỗ đó và các hung thần, ác quỉ ganh gổ
Lhamayin (17) trong không gian vô tận.
252. Hăy vững vàng, bây giờ con gần
đến cửa giữa, cửa Đau Khổ có muôn ngàn
cạm bẫy.
253. Hăy làm chủ tư tưởng
của con, hỡi kẻ phấn đấu để tranh
sự toàn thiện, nếu con muốn vượt qua
cửa đó.
254. Hăy làm chủ hồn con, hỡi
kẻ đi t́m những chân lư bất tử, nếu con
muốn đạt đến mục đích.
255. Hăy tập trung con mắt của Linh
Hồn vào Ánh Sáng Duy Nhất Tinh Khiết, cái Ánh Sáng không
thứ ǵ kích thích được và đem ch́a khóa vàng
của con ra mà dùng.
256.
Công việc khó khăn đă xong,
việc nhọc nhằn của con đă gần măn, cái
hố rộng há miệng để nuốt con đă
vượt qua khỏi.
257. Bây giờ con đă qua khỏi hào
thành bao quanh cửa Nhân dục, bây giờ con đă thắng
được Ma Vương và lũ
bộ hạ hung hăng của nó.
258. Con đă rửa tâm con sạch
hết vết nhơ, và con đă nặn ra hết máu
dục vọng ô trược. Nhưng mà
hỡi kẻ chiến thắng vinh diệu, công việc con
chưa hết đâu. Hăy xây cao vách tường chung quanh Thánh Đảo [21], cái đập
giữ cho trí con khỏi tính kiêu căng và tự măn v́ cho
rằng chiến công đă đạt được
rồi.
259. Một ư niệm kiêu căng sẽ
làm hư hại công tŕnh. Bởi thế hăy xây đắp
cho thật chắc v́ e sợ những lượn sóng
dữ dội từ biển cả của Ma Vương
bao trùm vũ trụ, ào đến đập vào bờ
của con, cuốn mất luôn kẻ hành hương và thánh
đảo dầu khi đă thắng trận rồi cũng
vậy
260. Đảo
của con là con nai, tư tưởng của con là bầy
chó, cứ rượt nó măi trong khi nó chạy đến
gịng sông của Sự Sống. Rất nguy cho nai nếu
bầy chó quỉ theo kịp nó, trước khi nó
đến nơi Trú ẩn gọi là “con đường
hiểu biết trong sạch” Jnàna Màrga.
261. Trước khi con có thể ở
trong Jnàna Màrga (18) và gọi nó là con đường của
con, Linh Hồn con phải trở nên như trái xoài chín,
phải ngọt dịu như thịt trái xoài vàng
tươi đẹp đối với những đau
khổ của kẻ khác, cũng phải cứng rắn
như hột xoài đối với những nỗi sợ
hăi, buồn khổ của chính con, hỡi kẻ chinh
phục sự Sướng và sự Khổ.
262. Phải luyện cho Linh Hồn con
cứng như đá để chống lại những
cạm bẫy của bản ngă, phải làm cho nó xứng
danh là “Linh Hồn Kim Cương”(19).
263. Bởi
v́, giống như viên kim cương chôn sâu trong ḷng
đất không thể nào phản chiếu được
ánh sáng trần gian, Linh Hồn và trí con khi đă ch́m sâu trong
Jnàna Màrga cũng không thể phản chiếu
được một ảo cảnh nào của Ma
Vương.
264. Khi con đạt đến trạng
thái đó, th́ những Cửa mà con phải vượt qua
sẽ mở rộng cho con qua, và những uy quyền to tát
của Thiên Nhiên cũng không ngăn cản con
được. Con sẽ làm chủ con Đường bảy
ngả, nhưng trước khi đạt đến
địa vị đó th́ không thể được, hỡi cử tử của những cuộc
thi khó khăn không thể nói.
265. Từ đây đến đó,
một công việc quá sức khó khăn đang chờ con,
con phải cảm biết chính con là Tất Cả Tư
Tưởng, và đồng thời phải đuổi
tất cả tư tưởng ra ngoài Linh Hồn con.
266. Con phải đạt đến
trạng thái cố định trí con vào một nơi mà
không một luồng gió mạnh nào có thể đưa
một tư tưởng phàm tục vào tới
được. Dọn sạch như thế, thánh
đường phải thật trống rỗng không c̣n
một hành vi, một âm thanh, một ánh
sáng trần gian nào, cũng như con bươm bướm
gặp phải gió lạnh té chết nơi ngưỡng
cửa, tất cả tư tưởng phàm tục
phải té chết trước thánh đường.
267. Kinh
Bhagavad Gita có nói:
“Trước khi ngọn lửa vàng có
thể cháy sáng rực rỡ, cái đèn phải để
trong một chỗ kín đáo không có gió thổi đến,
đèn đặt nơi có gió thổi qua, th́ tia lửa rung
rinh phản chiếu những h́nh sai lạc, đen tối,
biến đổi măi trên thánh đường trong
trắng của Linh Hồn.
268. Và khi đó, hỡi kẻ theo đuổi chân lư, hồn con sẽ
trở nên điên cuồng như con voi hoảng kinh làm
dữ trong rừng. Lầm tưởng cây rừng là
kẻ nghịch nó, phải bỏ mạng trong khi đâm
đầu chém giết những bóng cây lung lay
dọi lên vách đá phơi ḿnh dưới bóng mặt
trời.
269. Hăy đề pḥng, e rằng v́ quá lo
lắng cho Chơn Ngă mà Linh Hồn con phải hụt chân
trên mảnh đất tri thức của Deva.
270. Hăy đề pḥng, e rằng lăng quên
Chơn Ngă hồn con sẽ mất quyền kiểm soát cái
trí rung rẩy và như thế mất hưởng cái
quả chính đáng của công lao
chiến thắng.
271. Hăy đề pḥng sự thay
đổi, bởi sự thay đổi là đại thù
của con đó. Sự thay đổi sẽ tấn công
con, sẽ đẩy con ra khỏi con Đường mà con
đang sấn bước, sẽ hất con xuống
đầm lầy của tính hoài nghi
272. Con hăy chuẩn bị và hăy nghe
lời cảnh cáo, nếu con rán sức mà con thất
bại th́ hỡi chiến sĩ dũng cảm con chớ
ngă ḷng, hăy tiếp tục chiến đấu măi và trở
lại xáp trận lần nữa và lần nữa.
273. Vị chiến sĩ can
đảm dầu khi đă bị thương máu chảy
cũng cứ tấn công kẻ nghịch, sẽ
đuổi nó ra khỏi đồn lũy của ḿnh và
thắng nó trước khi tắt hơi bỏ mạng. Hăy
làm như vậy hỡi các đệ tử thất
trận và đau khổ, hăy hành động giống như
chiến sĩ đó, và hăy đuổi ra khỏi thành
lũy của Linh Hồn ḿnh tất cả quân thù –
tham-vọng, sân hận, thù oán và cho đến một bóng
phớt qua của dục vọng – dầu khi các đệ
tử đă thất trận.
274. Con hăy nhớ, hỡi kẻ đang
chiến đấu để giải thoát nhân loại (20),
mỗi sự thất bại là một sự thành công và
với thời gian mỗi sự gắng sức thành
thật sẽ được thưởng công. Những mầm thiêng nảy tược, đâm
chồi một cách vô h́nh trong hồn người
đệ tử, những chồi đó mỗi lần
trải qua cuộc thử thách là mỗi lần
được cứng cáp thêm, chúng cong ḿnh như cây
sậy nhưng không găy mà cũng không chết. Nhưng khi ngày giờ đến, chúng sẽ
trổ bông (21).
275. Nhưng nếu con đă chuẩn
bị th́ bây giờ con chớ lo ngại ǵ cả.
276. Từ đây con đường
của con đă quang đăng đi ngay đến cửa
Virya, cửa thứ năm trong bảy cửa. Bây giờ
con đang ở trên con đường dắt đến
bến Dhyàna, cửa thứ sáu, Cửa Bồ Đề.
277. Cửa Dhyàna giống
như một cái b́nh bằng bạch ngọc trắng tinh
và trong suốt, trong đó một ngọn lửa vàng cháy
mạnh mẽ, ngọn lửa Bát nhă dọi ánh Atman.
278. Con là cái b́nh đó.
279. Con đă đoạn tuyệt với
những đối tượng của giác quan, đă
trải qua “con Đường Nghe” và “con Đường Thấy”
và con đứng vững trong ánh sáng Tri Thức. Bây giờ
con đă đạt đến trạng thái Titiksha (22)
280. Hỡi Noljor, con đă
được b́nh an.
281.
Con hăy biết, hỡi kẻ chinh
phục tội lỗi, một khi người Sowani (23)
đă đi qua con đường thứ bảy, vạn
vật run sợ một cách vui sướng và phục tùng.
Ngôi sao bạc lấp lánh thông báo tin lành cho những đóa
hoa nở ban đêm, suối chảy thông báo cho đá
sỏi, lượng sóng âm u gầm thét thông báo cho những
cụm đá to đầy những đá ngầm bao
bọc, ngọn gió nồng nặc mùi hương thông báo
cho những thung lũng nhỏ và những cây thông oai vệ
ŕ rào bí mật: “một Đức Thầy đă tiến lên,
một Đức Thầy của Ngày Nay” (24).
282. Bây giờ người đứng
như một cây trụ trắng ở phương tây, trên
mặt trụ ánh thái dương buổi b́nh minh của
tư tưởng trường tồn rọi lên những
luồng sáng rực rỡ đầu tiên. Trí
của người giống như mặt biển yên
tịnh không bờ bến mênh mông trong không gian vô tận.
Người nắm quyền sinh, tử trong bàn tay mạnh mẽ của người.
283. Thật thế, người mạnh
mẽ lắm, quyền lực sống động đă
được biểu lộ nơi người, quyền
lực ấy chính là người, có thể xây đài
mộng huyễn cao vượt lên hơn cơi chư thiên, cơi
Đại Phạm Thiên và Đế Thích. Bây giờ
người sẽ chắc chắn chiếm
được phần thưởng to tát.
284. Phải chăng người sẽ
không dùng những phần thưởng đó cho sự yên
nghỉ và hạnh phúc của người, cho sự sung
sướng và vinh diệu của người, hỡi
người chiến thắng đại Ảo Mộng ?
285. Không,
hỡi cử tử muốn t́m tri thức bí ẩn của
Thiên Nhiên ! Nếu con người
muốn nối gót Như Lai th́ những phần
thưởng và quyền lực đó không phải
để cho ḿnh hưởng.
286. Con muốn đắp đập
để ngăn ḍng nước dưới núi Sumeru (25)
lại chăng ? Con sẽ xoay chiều
đổi hướng ḍng nước chảy về con chăng ? Hay là con sẽ cho ḍng nước
chảy trở về nguồn của nó thuở ban đầu ?
287. Nếu con muốn cho con sông tri
thức đă chiếm được một cách khó
nhọc đó, con sông minh triết có nguồn nơi
thượng giới c̣n là một gịng nước mát
ngọt lưu thông th́ chớ để cho nó thành ra ao tù
nước đọng.
288. Con nên biết nếu con muốn
cộng tác với Phật A Di Đà vô
luợng thọ th́ con phải rót ánh sáng đă thu thập
được giống như hai vị Bồ Tát (26) cho
khắp cả ba cơi (27).
289. Con nên biết rằng gịng tri
thức phi phàm và Thiên triết mà con đă chiếm
được phải tự nơi con chảy vào một
ḷng sông khác, con chỉ làm con kinh của Alaya thôi.
290. Con hăy biết hỡi Noljor của con
đường Bí Mật, ḍng nước tinh khiết và
mát mẽ phải làm cho dịu bớt những lượn
sóng đắng cay của Biển cả – biển khổ
do nước mắt của loài người tạo ra.
291. Hỡi ôi ! Một
khi con đă trở nên như một ngôi sao ở tận
trời xanh, th́ ngọn đèn trời đó phải
chiếu sáng cho tất cả trừ ra cho ḿnh con : ban ánh sáng cho tất cả mà đừng
lấy của một ai.
292. Hỡi ôi ! Một
khi con đă trở nên như tuyết sạch giá trong
nơi các thung lũng của núi non, rờ th́ lạnh
lẽo, vô t́nh nhưng ấm áp và che chở cho hột
giống yên giấc trong ḷng của nó, chính bây giờ
tuyết phải lănh lấy nước đông cắt
thịt, gió bấc thấu xương để che
chở cho đất khỏi nanh vuốt bạo tàn,
đất đó có chứa mùa màng đầy hứa
hẹn, mùa màng đó sẽ nuôi kẻ đói.
293. Tự buộc ḿnh sống qua
những Kalpas [22] sắp tới, mà không được
người biết ơn và nhận thấy, đứng
trơ như một ḥn đá giữa vô số ḥn đá
khác, hợp thành “Bức Tường Bảo Vệ” (28)
đó là tương lai của con nếu con qua khỏi
cửa thứ bảy. Tường đó tạo dựng do
những bàn tay của rất nhiều Đức Thầy
Từ Bi, xây đắp bởi những thống khổ,
củng cố bởi xương máu của mấy Ngài,
bức tường bao bọc nhân loại từ thuở
con người thoát kiếp thú và che chở cho con
người khỏi bị khốn khổ nhiều hơn
nữa, và khỏi nhữïng đau đớn thống
thiết hơn nữa.
294. Tuy nhiên, con người không thấy
sự đó, con người sẽ không nhận thức
sự đó và cũng không để ư đến lời
sáng suốt, bởi v́ con người không biết
điều đó.
295. Nhưng con đă nghe và biết
tất cả, hỡi kẻ có tâm hồn nồng nhiệt
và không quỉ quyệt, con phải chọn lấy. Đây con
hăy nghe thêm:
296.
Trên con đường Sowan, hỡi
Srotàpatti [23], con đă được ổn định,
thật thế trên Marga [24] này kẻ hành hương
mệt mỏi chỉ gặp cảnh tối tăm, tay bị gai cào chảy máu, chân bị đá
nhọn cắt đứt. Ma Vương tấn công
với những khí giới quá lợi hại – bên kia con đường một phần
thưởng lớn lao đang chờ sẵn.
297. B́nh tĩnh và không đổi chí,
kẻ hành hương cố lướt tới, theo gịng sông đưa đến Niết Bàn.
Người biết rằng chân càng chảy
máu bao nhiêu th́ người sẽ càng gội sạch bấy
nhiêu. Người biết rằng sau bảy kiếp
luân hồi ngắn ngủi và mau lẹ, Niết Bàn sẽ
ở trong tay ngươi.
298. Đó là con đường Dhyana,
bờ bến của nhà Yogi, mục đích mà vị
Srotàpatti mong mỏi.
299. Nhưng khi con đă đi qua con
đường ấy và đến con đường
của vị La Hán th́ mục đích không phải như
thế đâu.
300. Nơi đó Klesha (29) đă hoàn toàn
tiêu diệt gốc rễ của Tanhà (30) đă nhổ
sạch, nhưng đệ tử, con hăy nghe thêm một
lời nữa, con có thể nào diệt ḷng từ bi thiêng
liêng không ? Từ bi không
phải là một tánh phụ thuộc. Đó là Pháp của
các Pháp luật điều ḥa vĩnh viễn của Alaya;
một tính chất đại đồng không bờ
bến, ánh sáng của Công lư trường tồn, thích
đáng với mọi sự, mọi vật, luật bác ái
vô thỉ vô chung.
301. Con càng hợp làm một với ḷng
từ bi, con người của con càng tan trong Bản
Thể của nó, Linh Hồn con càng hợp nhất với
cái Hằng có th́ con sẽ càng trở nên Từ Bi Tuyệt
Đối (31).
302. Đó là con đường Arya, con
đường của Chư Phật trọn lành.
303. Tuy nhiên, ư nghĩa của lời
lẽ trong kinh thánh như thế nào, khi trong đó bảo
con nói ?
304. “
305.
306.
Thật thế, trên con
đường Arya con không c̣n là Srotàpatti nữa, con là
một vị Bồ Tát, con đă qua sông. Quả nhiên là con
có quyền lănh áo Dharmakàya; nhưng kẻ lănh áo Sambhogakàya cao
hơn vị sống trong Niết Bàn; và vị lănh áo
Nirmanakàya, vị Phật Từ Bi lại c̣n cao
thượng hơn nữa (34).
307. Bây giờ con hăy cúi đầu và nghe
cho rơ hỡi vị Bồ Tát, ḷng Từ Bi thốt lên và nói:
“Đâu có thể nào hưởng hạnh phúc được khi
mà chúng sanh đương chịu đau khổ
? Người có đành giải thoát và nghe cả
thế giới rên siết sao ?”
308. Bây giờ con đă nghe
được điều đă nói.
309. Con sẽ tiến đến
bước thứ bảy và con vượt qua cửa tri
thức cuối cùng, nhưng chỉ là để lănh
lấy sự đau khổ mà thôi, nếu con muốn thành
Tathàgata th́ con hăy nối bước các đấng đă
đi trước con, hăy giữ tấm ḷng không ích kỷ
cho đến cùng.
310. Con đă giác ngộ, hăy chọn
lấy con đường của con.
311. Con hăy
nh́n xem, ánh sáng dịu hiền tràn ngập trời Đông. Để tỏ dấu ca ngợi trời,
đất cùng ḥa hợp với nhau. Và từ bốn
Uy Quyền biểu hiện trổi lên một bài ca yêu
thương của Lửa sáng, Nước trong,
Đất thơm và Gió mạnh.
312. Con hăy nghe ! Từ
trong chốn sâu thẳm vô tận của ánh kim
quang bao bọc vị Chiến Thắng, tiếng không
lời của Vạn Vật trổi lên trăm ngàn
điệu để tung hô.
313. Hăy vui mừng lên, hỡi
người trong cơi Myalba (35).
314. Một vị hành hương đă
từ bỉ ngạn trở về.
315. Một vị La Hán (36) mới sanh.
316. Vạn Vật thái b́nh
(37).
đầu sách cuối sách phần1 phần 2 phần 3
giải ngữ phần 1 giải ngữ phần 2 giải ngữ phần 3
đầu sách cuối sách phần1 phần 2 phần 3
giải ngữ phần 1 giải ngữ phần 2 giải ngữ phần 3
NGỮ GIẢI PHẦN THỨ BA
BẢY CỬA
1) Upadhya
là Sư Phụ, là Guru.
2)
3) Thinh
văn, kẻ nghe.
4) Samtan
cũng giống tiếng Sanskrit Dhyàna hay là trạng thái thiền
định có bốn bậc.
5) Paramitàs:
Lục độ, sáu đức hạnh, đối
với các vị tu sĩ th́ có mười hạnh.
6)
Srotapatti theo tự
nghĩa là “kẻ vào trong gịng nước”, “nhập lưu”
chảy đến Niết Bàn. Đó là tên của con
đường thứ nhất. Con đường thứ
nh́ tên là Sakridagamin “kẻ chỉ c̣n luân hồi một
kiếp nữa thôi”. Con đường thứ ba gọi là
Anàgàmin “kẻ không c̣n luân hồi nữa” trừ phi
người muốn luân hồi để giúp đời.
Con đường thứ tư là con đường
của vị La Hán. Đó là con đường cao nhất. Vị La Hán thấy Niết Bàn trong kiếp
hiện tại. Đối với Ngài trong khi thiền
định Tam Muội (Samadhi) Ngài biết tất cả ân huệ cơi Niết Bàn chớ không phải
sau khi chết.
7)
Đối với tín đồ Phật giáo
phương Bắc “đến bờ bên kia”
có nghĩa là đạt được Niết Bàn bằng
cách hành sáu và mười hạnh Pàramitas.
8) Hồn
mẹ là Alaya, hồn Vũ Trụ hay là Atman, mỗi
người đều có nơi ḿnh một tia
của nó và có thể đồng hóa ḿnh với tia đó,
nhập vào tia đó.
9)
Anthakarana là hạ trí, con đường giao thông
giữa phàm nhân và Thượng Trí hay Linh Hồn con
người. Khi chết, đường giao
thông này bị tiêu hủy và phần c̣n lại của
hạ trí sống trong Kamarupa – cái vỏ.
10) Phật giáo đồ phương
Bắc và thực ra tất cả người Trung Hoa
đều cho là tiếng gầm thét của một vài sông
thánh biểu lộ chủ âm của Thiên Nhiên. V́ đó mới có sự so sánh trên đây.
Một điều được công nhận trong vật
lư học cũng như trong huyền bí học là hợp
thành lực của các tiếng tăm thiên nhiên theo như
tai người ta nghe được, trong tiếng chảy
ầm ầm của các đại giang, trong tiếng gió
thổi đu đưa các ngọn cây trong rừng,
hoặc tiếng tăm của một đô thị ở
xa, hợp thành một thanh âm duy nhất và có một âm
điệu riêng. Điều này được
các nhà vật lư học và các nhạc sĩ chứng minh.
Như giáo sư Rice (nhạc Trung Hoa) chỉ rơ người
Trung Hoa đă nh́n nhận điều này cả ngàn năm trước
khi họ nói “nước của Hoàng Hà chảy nghe có
giọng Kung” gọi là “đại cung” trong nhạc Trung
Hoa, và ông chỉ rơ cung này tương xứng với cung Fa,
“được khoa Vật lư học kim thời xem như
là chủ âm của thiên nhiên hiện giờ”. Giáo
sư B. Silliman cũng có nói trong cuốn “Nguyên tắc
vật lư” của ông “cung này là Fa trung b́nh của
dương cầm mà người ta có thể xem là chủ
âm của Tạo Vật”.
11) Những Bhons hay là Dugpas, phái “Mũ
Đỏ” được xem như là rất giỏi về tà
thuật. Họ ở miền Tây Tây Tạng,
Tiểu Tây Tạng và
12) Dorje, tiếng Sanskrit là Vajra là một
bửu pháp trong tay của một số kiết thần
(Dragshed của Tây Tạng, các Devas che chở loài
người) có pháp khu trừ những ảnh hưởng
xấu cùng tà khí cũng như chất Ozone trong hóa học. Đó cũng là một Mudrà, một tư thế (cách
ngồi) để tham thiền. Tóm
lại, tư thế hay phù phép đó là một biểu
tượng của pháp lực đối với ảnh
hưởng xấu vô h́nh. Tuy nhiên các Bhons hay Dugpas
chiếm đoạt biểu tượng đó đem dùng
về tà thuật. Đối với phái “Mũ Vàng” hay là
Gelugpas th́ đó là một biểu tượng thần oai
cũng như Thánh giá đối với tín đồ Cơ
Đốc và không có ǵ là “mê tín” cả. Đối
với phái Dugpas th́ cũng như hai h́nh tam giác ngược
là dấu hiệu của tà thuật.
13) Viràga là tính lănh đạm tuyệt
đối, đối với Vũ Trụ khách quan,
đối với sự vui và sự khổ. Tiếng
“chán” không đúng nghĩa nhưng cũng gần gần
như thế.
14) Ahamkara, cái Tôi hay là sự cảm
biết về cái Tôi, cái bản ngă.
15) “Kẻ đi theo dấu những người
trước của ḿnh” hay là “những người đă
đến trước ḿnh” đó là nghĩa đúng của
chữ Tathàgata (Như Lai).
16) Samvritti là một trong hai Chân lư
thuyết minh tính chất ảo mộng và trống rỗng
của mọi vật. Đó là một chân lư
tương đối. Phái Mahàyàna
giảng dạy sự khác nhau giữa hai chân lư đó.
Paramarthasatya và Samvrittisatya (Satya nghĩa là Chân
lư). Đó là chỗ tranh chấp giữa phái Madhyamikas và
phái Yogacharyas, phái thứ nhất phủ nhận và phái
thứ nh́ xác nhận rằng mọi vật có ra là do
một nguyên nhân đă có trước nữa tạo ra hay là
do sự tiếp nối. Phái Madhyamikas là phái vô
thần cho rằng tất cả đều là Parikalpita
một ảo mộng và lầm lạc trong tâm giới
cũng như ngoại giới. Phái
Yogacharya là phái duy tâm. Thế th́ Samvritti
về mặt chân lư tương đối là nguồn
gốc của mọi ảo mộng.
17) Lhamayin là bọn ngũ
hành và yêu quỉ thù nghịch với loài người.
18) Jnàna Màrga là “con đường Jnàna”
hay là con đường tri thức thuần túy của
Paramartha hay là (theo Sanskrit) Svasamvedanà “sự tự suy xét hay
tự phân tích”.
19) Xem giải thích số 4 phần 2.
“Linh Hồn Kim Cương” hay là Vajradhara
chủ trị trên Dhyàni Buđhas.
20) Đây ám chỉ sự tin tưởng
rằng mỗi khi có thêm được một vị
Phật hoặc Thánh mới chứng quả tức là thêm
được một chiến sĩ trong quân đội
của những kẻ làm việc để giải thoát
hay là cứu rỗi nhân loại. Trong những xứ
Phật giáo phương Bắc có giảng dạy giáo lư
về Nirmanakàyas – Những vị Bồ Tát khước
từ chân phúc Niết Bàn mà các Ngài có quyền hưởng
hoặc không khoác áo Dharmakàya (v́ hai lối đó làm cho các Ngài
đoạn tuyệt với nhân thế) để giúp
đỡ nhân loại trong chốn vô h́nh và cuối cùng
đưa nhân loại đến Đại Niết Bàn. Mỗi vị Bồ Tát mới hoặc mỗi
vị được điểm đạo cao cấp
mới được gọi là “kẻ giải thoát nhân
loại”.
21) Ám chỉ những sự ham muốn
và tội lỗi của con người bị diệt
trừ trong những cuộc thử ḷng của vị
đệ tử và hóa thành miếng đất tốt cho
mầm giống của những đức tính siêu việt
nảy nở, những đức hạnh bẩm sinh,
những tài năng và thiên tư là những thứ đă
hoạch đắc trong một kiếp trước. Thiên tài luôn luôn là một tài năng của một
kiếp trước đem lại.
22) Titikshà là trạng thái thứ năm
trong Raja Yoga – một trạng thái lănh đạm tuyệt
đối, phục tùng nếu cần, đối với
cái mà người ta gọi là “vui và khổ cho tất
cả” nhưng cũng không lấy sự phục tùng đó
làm vui hoặc buồn, nói tóm lại là một trạng thái
mà người ta trở nên vô t́nh và vô cảm đối
với vui cũng như đối với khổ về
cả ba mặt xác, trí và tâm.
23) Sowani là người thực hành Sowan,
con đường thứ nhất trong Dhyàna, một
Srotapatti.
24) Chữ “Ngày” đây có
nghĩa là trọn một Manvantara, một kỳ gian lâu vô
số.
25) Núi Mérou, núi thiêng của Chư Thiên.
26) Trong khoa tượng trưng của
Phật giáo phương Bắc nơi Cực Lạc
Quốc hay là “không gian vô tận” có hai vị Bồ Tát Quan
Thế Âm và Đại Thế Chí, đời đời soi sáng
khắp tam giới, dùng ánh sáng tri thức đó để
khai hóa các nhà Yogi, để cho các vị này cứu
độ lại người đời. Ngôi vị cao
cả của hai Ngài trong Quốc độ A Di Đà là do
nơi công đức phổ độ mà hai Ngài đă
tạo khi c̣n làm nhà Yogi ở trần
thế.
27) Tam giới là cơi phàm trần, cơi trung
giới và thượng giới.
28) “Bức tượng bảo vệ”
tiên thánh dạy rằng những gắng công chồng
chất của các bậc Thánh, Tiên từ đời này sang
đời khác nhất là của những vị Nirmànakàyas
tạo ra một bức tường bảo vệ chung quanh nhân loại, che chở một cách vô
h́nh cho loài người khỏi những tai nạn gớm
ghê hơn nữa.
29) Klesha, là thích sự khoái lạc ở
đời, tốt hay xấu.
30) Tanhà, ḷng ham sống gây ra sự luân
hồi.
31) Không nên hiểu chữ từ bi này
theo nghĩa “ḷng thương của Thượng Đế”
của các nhà theo thuyết hữu thần, ở đây
từ bi là một luật trừu tượng và vô ngă,
bản chất của nó là sự Điều Ḥa tuyệt
đối, bị sự bất ḥa, đau khổ và
tội lỗi làm cho rối rắm.
32) Theo ngữ pháp của Phật giáo
Bắc tôn, tất cả các vị Đại La Hán và các
bực Tiên, Thánh đều được gọi là
Phật.
33) Theo ngôi vị Thiên đ́nh th́ vị
Bồ Tát kém hơn vị “Phật trọn lành”. Theo cách nói
công khai th́ người ta hay lẫn lộn hai bực đó
làm một. Tuy nhiên, tri giác thiên phú và chính lư của quần
chúng đă có ư tôn kính vị Bồ Tát hơn vị Phật
do sự hy sinh của vị Bồ Tát.
34) Cũng do ḷng tôn kính đó mà quần
chúng gọi là “Phật Từ Bi” những vị Bồ Tát
khi đạt đến quả vị La Hán (nghĩa là
đă đi hết con đường thứ tư hay là
thứ bảy) không chịu nhập Niết Bàn hay là lănh áo
Dharmakàya và sang bờ bên kia, v́ làm như thế th́ các Ngài
không thể nào giúp đỡ nhân loại được
nữa. Các Ngài thích ở trong cảnh vô h́nh của thế
giới và giúp vào sự cứu vớt nhân loại bằng
cách cảm hóa con người để d́u dắt con
người theo Luật Trời, theo
Đường Chánh Lư. Trong Phật giáo công truyền
phương Bắc có lệ tôn sùng những bậc đó
như Thánh và đọc kinh cầu nguyện các Ngài cũng
như người Hy Lạp và tín đồ Cơ Đốc
giáo đối với các Thánh hộ mạng của họ
vậy. Nhưng những giáo lư bí truyền
không khuyến khích hành động như thế. Có một sự khác biệt nhau rất xa giữa
hai giáo huấn. Cư sĩ theo giáo lư công truyền
biết rất ít về nghĩa thật của chữ
Nirmànakàya v́ đó mới có sự lầm lộn và những
sự cắt nghĩa thiếu sót của các nhà Đông
phương học, thí dụ Schlagintweit tưởng
rằng Nirmànakàya có nghĩa là nhục thân của các
Đức Phật khi mấy Ngài đầu thai xuống
thế (xem quyển Buđhism in Tibet) và do đó sanh ra
một kiến thức hoàn toàn sai lầm về vấn
đề đó. Tuy nhiên giáo lư chân truyền như thế
này:
Ba thân hay là h́nh thể mà bực Tiên,
Phật có thể chọn lựa gọi là:
1. Nirmànakàya.
2. Sambhogakàya.
3. Dharmakàya.
Cái thứ nhất là h́nh thể tinh vi mà người sẽ dùng khi bỏ xác thân,
khi người hiện thân trong cái vía và đồng
thời có tri thức đầy đủ của một
vị Chơn Tiên. Vị Bồ Tát phát
triển cái thể đó nơi người trong khi
người tiến bước trên đường
Đạo. Khi đă đạt mục
đích, người khước từ kết quả và
ở lại thế gian làm một vị Chơn Tiên. Và đến khi người bỏ xác trần thay
v́ nhập Niết Bàn, người ở trong cái thân vinh
diệu mà người đă tạo, người
đời không nh́n thấy được, để trông
nom và che chở cho nhân loại. Sambhogakàya
cũng giống như thế nhưng có thêm ba sự hoàn
thiện nữa, một trong sự hoàn thiện này là hoàn
toàn tiêu ma mọi sự liên hệ với đời.
Dharmakàya là thân của vị Phật
nghĩa là không có thân mà chỉ là một linh khí
: Ư thức nhập trong Ư thức Vũ Trụ hay là
Linh Hồn trống rỗng không c̣n biểu hiện ǵ
cả. Khi đă nhận lấy Dharmakàya,
vị Chơn Tiên hoặc Phật đoạn tuyệt
mọi quan hệ cho đến mọi tư tưởng
về trần thế. V́ đó muốn có thể giúp
đỡ nhân loại, một vị Chơn Tiên
được quyền hưởng Niết Bàn,
“khước từ thân Dharmakàya” theo cách
nói huyền bí chỉ giữ tri thức đầy
đủ của Sambhogakàya và ở trong thân Nirmanakàya.
Trường Bí Truyền dạy rằng: Phật Gô ta ma và
nhiều đệ tử La Hán của Ngài thuộc về
hạng Nirmànakàya này và do sự đại hy sinh cho nhân
loại, trên Ngài không c̣n có ai nữa.
35) Myalba (Ta Bà) là quả đất
của chúng ta, gọi một cách rất đúng là một
“địa ngục” và theo trường
bí giáo th́ là cái địa ngục to hơn tất cả các
địa ngục. Giáo lư bí truyền không biết
địa ngục hay là nơi h́nh phạt nào khác hơn là
những hành tinh hay là địa cầu có loài người
ở. Avitchi là một trạng thái chớ không phải
một trường sở.
36) Nghĩa là một vị Cứu
Thế đă sanh ra đời và sẽ d́u dắt loài
người đến Niết Bàn cuối cùng khi đă
liễu kết cuộc tuần hoàn sinh hóa.
37) Đây là một thể thức của
các công thức để sau chót tất cả những kinh
luận, cầu đảo hoặc huấn thị
,“Vạn Vật Thái B́nh”, “Phước lành cho tất
cả sinh vật”.
H Ế T
Chú Thích
[1] Trường Phật Giáo Bí Truyền
[2] trong Ấn
Độ Giáo
[3] Cái tạo tác và cái không tạo tác
[4] Xem câu số 179
[5] Một trong đó, xem câu 306 giải
thích 34
[6] Xem câu 198, 206
[7] Bất tử
[8] Hạng người Bà la môn khổ
hạnh
[9] Chân Minh Triết thiêng liêng
[10]
Đức Phật
[11] Giáo huấn của trường
Prasanga
[12] Hỏa tinh
[13] Thủy tinh
[14] Mặt trời
[15] Xem câu số 198
[16] Xem câu số 297
[17] Minh triết, Hiểu biết
[18] Vị thánh, vị Chơn tiên
[19] Xem câu 298
[20] Kiên nhẫn
[21] Chơn nhơn, Thượng trí
[22] Những chu kỳ
[23] Sowan và Srotàpatti đồng nghĩa
[24] Đường
The Voice
of the Silence by H. P. Blavatsky
FRAGMENT I
THE VOICE OF THE SILENCE
1.THESE instructions are for those ignorant of the dangers of
the lower IDDHI (1).
2. He who would hear the voice of Nada (2), "the
Soundless Sound," and comprehend it, he has to learn the nature of Dharana
(3).
3. Having become indifferent to objects of perception,
the pupil must seek out the rajah of the senses, the Thought-Producer, he who
awakes illusion.
4. The Mind is the great Slayer of the Real.
5. Let the Disciple slay the Slayer.
For: --
6. When to himself his form appears unreal, as do on
waking all the forms he sees in dreams;
7. When he has ceased to hear the many, he may discern
the ONE -- the inner sound which kills the outer.
8. Then only, not till then, shall he forsake the
region of Asat, the false, to come unto the realm of
Sat, the true.
9. Before the soul can see, the Harmony within must be
attained, and fleshly eyes be rendered blind to all illusion.
10. Before the
Soul can hear, the image (man) has to become as deaf to roarings as to
whispers, to cries of bellowing elephants as to the silvery buzzing of the
golden fire-fly.
11. Before the
soul can comprehend and may remember, she must unto the Silent Speaker be
united just as the form to which the clay is modelled, is first united with the
potter's mind.
12. For then the soul will hear, and will remember.
13. And then to the inner ear will speak THE VOICE OF
THE SILENCE And
say: --
14. If thy soul smiles while bathing in the Sunlight
of thy Life; if thy soul sings within her chrysalis of flesh and matter; if thy
soul weeps inside her castle of illusion; if thy soul struggles to break the
silver thread that binds her to the MASTER (4); know, O Disciple, thy Soul is
of the earth.
15. When to the
World's turmoil thy budding soul (5) lends ear; when to the roaring voice of
the great illusion thy Soul responds (6) when frightened at the sight of the
hot tears of pain, when deafened by the cries of distress, thy soul withdraws
like the shy turtle within the carapace of SELFHOOD, learn, O Disciple, of her
Silent "God," thy Soul is an unworthy shrine.
16. When waxing stronger, thy Soul glides forth from
her secure retreat: and breaking loose from the protecting shrine, extends her
silver thread and rushes onward; when beholding her image on the waves of Space
she whispers, "This is I," -- declare, O Disciple, that thy soul is
caught in the webs of delusion (7).
17. This Earth, Disciple, is the Hall of Sorrow,
wherein are set along the Path of dire probations, traps to ensnare thy EGO by
the delusion called "Great Heresy" (8).
18. This earth, O ignorant Disciple, is but the dismal
entrance leading to the twilight that precedes the valley of true light -- that
light which no wind can extinguish, that light which burns without a wick or
fuel.
19. Saith the
Great Law: -- "In order to become the KNOWER of ALL SELF (9) thou hast
first of SELF to be the knower." To reach the knowledge of that SELF, thou
hast to give up Self to Non-Self, Being to Non-Being, and then thou canst
repose between the wings of the GREAT BIRD. Aye, sweet is rest between the
wings of that which is not born, nor dies, but is the AUM (10) throughout
eternal ages (11).
20. Bestride
the Bird of Life, if thou would'st know (12).
21. Give up
thy life, if thou would'st live (13).
22. Three
Halls, O weary pilgrim, lead to the end of toils. Three Halls, O conqueror of
Mara, will bring thee through three states (14) into the fourth (15) and thence
into the seven worlds (16), the worlds of Rest Eternal.
23. If thou would'st learn their names, then hearken,
and remember.
24. The name of the first Hall is IGNORANCE -- Avidya.
25. It is the Hall in which thou saw'st the light, in
which thou livest and shalt die (17).
26. The name of Hall the second is the Hall of
Learning.* In it thy Soul will find the blossoms of
life, but under every flower a serpent coiled (18). [*The
Hall of Probationary Learning.]
27. The name of the third Hall is Wisdom, beyond which
stretch the shoreless waters of AKSHARA, the indestructible Fount of
Omniscience (19).
28. If thou would'st cross the first Hall safely, let
not thy mind mistake the fires of lust that burn therein for the Sunlight of
life.
29. If thou would'st cross the second safely, stop not
the fragrance of its stupefying blossoms to inhale. If freed thou would'st be
from the Karmic chains, seek not for thy Guru in those Mayavic regions.
30. The WISE ONES tarry not in pleasure-grounds of
senses.
31. The WISE ONES heed not the sweet-tongued voices of
illusion.
32. Seek for him who is to give thee birth (20), in
the Hall of Wisdom, the Hall which lies beyond, wherein all shadows are
unknown, and where the light of truth shines with unfading glory.
33. That which is uncreate
abides in thee, Disciple, as it abides in that Hall. If thou would'st reach it
and blend the two, thou must divest thyself of thy dark garments of illusion.
Stifle the voice of flesh, allow no image of the
senses to get between its light and thine that thus the twain may blend in one.
And having learnt thine own Agnyana (21), flee from the Hall of Learning. This
Hall is dangerous in its perfidious beauty, is needed but for thy probation.
Beware, Lanoo, lest dazzled by illusive radiance thy Soul should linger and be
caught in its deceptive light.
34. This light shines from the jewel of the Great
Ensnarer, (Mara) (22). The senses it bewitches, blinds
the mind, and leaves the unwary an abandoned wreck.
35. The moth attracted to the dazzling flame of thy
night-lamp is doomed to perish in the viscid oil. The unwary Soul that fails to
grapple with the mocking demon of illusion, will
return to earth the slave of Mara.
36. Behold the Hosts of Souls. Watch how they hover
o'er the stormy sea of human life, and how exhausted, bleeding, broken-winged,
they drop one after other on the swelling waves. Tossed by the fierce winds,
chased by the gale, they drift into the eddies and
disappear within the first great vortex.
37. If through
the Hall of Wisdom, thou would'st reach the Vale of Bliss, Disciple, close fast
thy senses against the great dire heresy of separateness that weans thee from
the rest.
38. Let not thy "Heaven-born," merged in the
39. Then from
the heart that Power shall rise into the sixth, the middle region, the place
between thine eyes, when it becomes the breath of the ONE-SOUL, the voice which
filleth all, thy Master's voice.
'40. Tis only then thou canst become a "Walker of
the Sky" (25) who treads the winds above the waves, whose step touches not
the waters.
41. Before thou set'st thy foot upon the ladder's
upper rung, the ladder of the mystic sounds, thou hast to hear the voice of thy
inner GOD* in seven manners.
[*The Higher SELF.]
42. The first is like the nightingale's sweet voice
chanting a song of parting to its mate.
43. The second comes as the sound of a silver cymbal
of the Dhyanis, awakening the twinkling stars.
44. The next is as the plaint melodious of the
ocean-sprite imprisoned in its shell.
45. And this is
followed by the chant of Vina (26).
46. The fifth like sound of bamboo-flute shrills in
thine ear.
47. It changes
next into a trumpet-blast.
48. The last
vibrates like the dull rumbling of a thunder-cloud.
49. The seventh swallows all the other sounds. They
die, and then are heard no more.
50. When the six (27) are slain and at the Master's
feet are laid, then is the pupil merged into the ONE (28), becomes that ONE and
lives therein.
51. Before that path is entered, thou must destroy thy
lunar body (29), cleanse thy mind-body (30) and make clean thy heart.
52. Eternal life's pure waters, clear and crystal,
with the monsoon tempest's muddy torrents cannot mingle.
53. Heaven's
dew-drop glittering in the morn's first sun-beam within the bosom of the lotus,
when dropped on earth becomes a piece of clay; behold, the pearl is now a speck
of mire.
54. Strive with
thy thoughts unclean before they overpower thee. Use them as they will thee,
for if thou sparest them and they take root and grow,
know well, these thoughts will overpower and kill thee. Beware, Disciple,
suffer not, e'en though it be their shadow, to approach. For it will grow,
increase in size and power, and then this thing of darkness will absorb thy
being before thou hast well realized the black foul monster's presence.
55. Before the "mystic Power" (31)* can make
of thee a god, Lanoo, thou must have gained the faculty to slay thy lunar form
at will.
[*Kundalini, the "Serpent
Power" or mystic fire.]
56. The Self of
matter and the SELF of Spirit can never meet. One of the twain must disappear;
there is no place for both.
57. Ere thy
Soul's mind can understand, the bud of personality must be crushed out, the
worm of sense destroyed past resurrection.
58. Thou canst
not travel on the Path before thou hast become that Path itself (32).
59. Let thy
Soul lend its ear to every cry of pain like as the lotus bares its heart to
drink the morning sun.
60. Let not
the fierce Sun dry one tear of pain before thyself
hast wiped it from the sufferer's eye.
61. But let each burning human tear drop on thy heart
and there remain, nor ever brush it off, until the pain that caused it is
removed.
62, These tears, O thou of
heart most merciful, these are the streams that irrigate the fields of charity
immortal. 'Tis on such soil that grows the
63. Kill out desire; but if thou killest it take heed
lest from the dead it should again arise.
64. Kill love of life, but if thou slayest tanha (34),
let this not be for thirst of life eternal, but to replace the fleeting by the
everlasting.
65. Desire nothing. Chafe not at Karma, nor at
Nature's changeless laws. But struggle only with the personal, the transitory,
the evanescent and the perishable.
66. Help
Nature and work on with her; and Nature will regard thee as one of her creators
and make obeisance.
67. And she
will open wide before thee the portals of her secret chambers,
lay bare before thy gaze the treasures hidden in the very depths of her pure
virgin bosom. Unsullied by the hand of matter she shows her treasures only to
the eye of Spirit -- the eye which never closes, the eye for which there is no
veil in all her kingdoms.
68. Then will
she show thee the means and way, the first gate and the second, the third, up
to the very seventh. And then, the goal -- beyond which lie, bathed in the
sunlight of the Spirit, glories untold, unseen by any save the eye of Soul.
69. There is
but one road to the Path; at its very end alone the "Voice of the
Silence" can be heard. The ladder by which the candidate ascends is formed
of rungs of suffering and pain; these can be silenced only by the voice of
virtue. Woe, then, to thee, Disciple, if there is one single vice thou hast not
left behind. For then the ladder will give way and overthrow thee; its foot
rests in the deep mire of thy sins and failings, and ere thou canst attempt to
cross this wide abyss of matter thou hast to lave thy feet in Waters of
Renunciation. Beware lest thou should'st set a foot still soiled upon the
ladder's lowest rung. Woe unto him who dares pollute one rung with miry feet.
The foul and viscous mud will dry, become tenacious, then glue his feet unto
the spot, and like a bird caught in the wily fowler's lime, he will be stayed
from further progress. His vices will take shape and drag him down. His sins
will raise their voices like as the jackal's laugh and
sob after the sun goes down; his thoughts become an army, and bear him off a
captive slave.
70. Kill thy desires, Lanoo,
make thy vices impotent, ere the first step is taken on the solemn journey.
71. Strangle
thy sins, and make them dumb for ever, before thou dost lift one foot to mount
the ladder.
72. Silence thy
thoughts and fix thy whole attention on thy Master whom yet thou dost not see,
but whom thou feelest.
73. Merge into
one sense thy senses, if thou would'st be secure against the foe. 'Tis by that
sense alone which lies concealed within the hollow of thy brain, that the steep
path which leadeth to thy Master may be disclosed before thy Soul's dim eyes.
74. Long and
weary is the way before thee, O Disciple. One single thought about the past
that thou hast left behind, will drag thee down and thou wilt have to start the
climb anew.
75. Kill in
thyself all memory of past experiences. Look not behind or thou art lost.
76. Do not
believe that lust can ever be killed out if gratified or satiated, for this is
an abomination inspired by Mara. It is by feeding vice that it expands and
waxes strong, like to the worm that fattens on the blossom's heart.
77. The rose
must re-become the bud born of its parent stem, before the parasite has eaten through
its heart and drunk its life-sap.
78. The golden
tree puts forth its jewel-buds before its trunk is withered by the storm.
79. The pupil
must regain the child-state he has lost ere the first sound can fall upon his
ear.
80. The light
from the ONE Master, the one unfading golden light of Spirit, shoots its
effulgent beams on the disciple from the very first. Its rays thread through
the thick dark clouds of matter.
81. Now here,
now there, these rays illumine it, like sun-sparks light the earth through the
thick foliage of the jungle growth. But, O Disciple, unless the flesh is
passive, head cool, the soul as firm and pure as flaming diamond, the radiance
will not reach the chamber (23), its sunlight will not warm the heart, nor will
the mystic sounds of the Akasic heights (35) reach the ear, however eager, at
the initial stage.
82. Unless thou hearest, thou canst not see.
83. Unless thou seest thou canst not hear. To hear and
see this is the second stage. . . . . . .
84. When the
disciple sees and hears, and when he smells and tastes, eyes closed, ears shut,
with mouth and nostrils stopped; when the four senses blend and ready are to
pass into the fifth, that of the inner touch -- then into stage the fourth he
hath passed on.
85. And in the fifth, O slayer of thy thoughts, all
these again have to be killed beyond reanimation (36).
86. Withhold thy mind from all external objects, all
external sights. Withhold internal images, lest on thy Soul-light a dark shadow
they should cast.
87. Thou art
now in DHARANA (37), the sixth stage.
88. When thou
hast passed into the seventh, O happy one, thou shalt perceive no more the
sacred three (38), for thou shalt have become that three thyself. Thyself and mind, like twins upon a line, the star which is
thy goal, burns overhead (39). The three that dwell in glory and in bliss
ineffable, now in the world of Maya have lost their names. They have become one
star, the fire that burns but scorches not, that fire which is the Upadhi (40)
of the Flame.
89. And this, O
Yogi of success, is what men call Dhyana (41), the right precursor of Samadhi
(42).
90. And now thy
Self is lost in SELF, thyself unto THYSELF, merged in THAT SELF from which thou
first didst radiate.
91. Where is thy individuality, Lanoo, where the Lanoo
himself? It is the spark lost in the fire, the drop within the ocean, the
ever-present Ray become the all and the eternal radiance.
92. And now, Lanoo, thou art the doer and the witness,
the radiator and the radiation, Light in the Sound, and the Sound in the Light.
93. Thou art
acquainted with the five impediments, O blessed one. Thou art their conqueror,
the Master of the sixth, deliverer of the four modes of Truth (43). The light
that falls upon them shines from thyself, O thou who wast disciple but art
Teacher now.
And of these modes of Truth: --
94. Hast thou
not passed through knowledge of all misery -- Truth the first?
95. Hast thou
not conquered the
96. Hast thou
not sin at the third gate destroyed and truth the third attained?
97. Hast not
thou entered Tau, "the Path" that leads to knowledge -- the fourth
truth? (45).
98. And now,
rest 'neath the Bodhi tree, which is perfection of all knowledge, for, know,
thou art the Master of SAMADHI -- the state of faultless vision.
99. Behold! thou hast become the light, thou hast become the Sound, thou
art thy Master and thy God. Thou art THYSELF the object of thy search: the
VOICE unbroken, that resounds throughout eternities, exempt from change, from
sin exempt, the seven sounds in one, the VOICE OF THE SILENCE
100.
GLOSSARY TO PART I
The Voice of the Silence
(1). The Pali word Iddhi, is the synonym of the
Sanskrit Siddhis, or psychic faculties, the abnormal powers in man. There are
two kinds of Siddhis. One group which embraces the lower, coarse, psychic and
mental energies; the other is one which exacts the highest training of
Spiritual powers. Says
(2). The "Soundless
Voice," or the "Voice of the Silence." Literally perhaps this
would read "Voice in the Spiritual Sound," as Nada is the equivalent
word in Sanskrit, for the Sen-sar term.
(3). Dharana, is the intense and perfect concentration
of the mind upon some one interior object, accompanied by complete abstraction
from everything pertaining to the external Universe, or the world of the
senses.
(4). The "great
Master" is the term used by lanoos or chelas to indicate-one's
"Higher Self." It is the equivalent of Avalokiteswara, and the same
as Adi-Budha with the Buddhist Occultists, ATMAN the "Self" (the
Higher Self) with the Brahmins, and CHRISTOS with the ancient Gnostics.
(5). Soul is used here for the Human Ego or Manas,
that which is referred to in our Occult Septenary division as the "Human
Soul" (Vide the Secret Doctrine) in contradistinction to the Spiritual and
Animal Souls.
(6). Maha Maya "Great Illusion," the
objective Universe.
(7). Sakkayaditthi "delusion" of
personality.
(8). Attavada, the heresy of the belief in Soul or
rather in the separateness of Soul or Self from the One Universal, infinite
SELF.
(9). The Tatwagyanee is the "knower" or
discriminator of the principles in nature and in man; and Atmagyanee is the
knower of ATMAN or the Universal, ONE SELF.
(10). Kala Hamsa, the "Bird" or Swan (Vide
No. 11). Says the Nada-Bindu Upanishad (Rig Veda) translated by the Kumbakonam
Theos. Society -- "The syllable A is considered to be its (the bird
Hamsa's) right wing, u, its left, M, its tail, and the Ardha-matra (half metre)
is said to be its head."
(11). Eternity with the Orientals has quite another
signification than it has with us. It stands generally for the 100 years or
"age" of Brahma, the duration of a Kalpa or a period of 4,320,000,000
years.
(12). Says the same Nada-Bindu, "A Yogi who
bestrides the Hamsa (thus contemplates on Aum) is not affected by Karmic
influences or crores of sins."
(13). Give up the life of physical personality if you
would live in spirit.
(14). The three states of
consciousness, which are Jagrat, the waking; Swapna, the dreaming; and Sushupti,
the deep sleeping state. These three Yogi conditions, lead to the fourth, or --
(15). The Turya, that beyond the dreamless state, the
one above all, a state of high spiritual consciousness.
(16). Some Sanskrit mystics locate seven planes of
being, the seven spiritual lokas or worlds within the body of Kala Hamsa, the
Swan out of Time and Space, convertible into the Swan in Time, when it becomes
Brahma instead of Brahma (neuter).
(17). The phenomenal World of
Senses and of terrestrial consciousness -- only.
(18). The astral region, the
Psychic World of supersensuous perceptions and of deceptive sights -- the world
of Mediums. It is the great "Astral Serpent" of Eliphas Levi. No
blossom plucked in those regions has ever yet been brought down on earth without
its serpent coiled around the stem. It is the world of the Great Illusion.
(19). The region of the full
Spiritual Consciousness beyond which there is no longer danger for him who has
reached it.
(20). The Initiate who leads the disciple through the
Knowledge given to him to his spiritual, or second, birth is called the Father
guru or Master.
(21). Agnyana is ignorance or non-wisdom the opposite
of "Knowledge" gnyana.
(22). Mara is in exoteric religions a demon, an Asura,
but in esoteric philosophy it is personified temptation through men's vices,
and translated literally means "that which kills" the Soul. It is
represented as a King (of the Maras) with a crown in which shines a jewel of
such lustre that it blinds those who look at it, this lustre referring of
course to the fascination exercised by vice upon certain natures.
(23). [(23) second] The inner
chamber of the Heart, called in Sanskrit Brahma poori. The "fiery
power" is Kundalini.
(24). The "Power" and the
"World-mother" are names given to Kundalini -- one of the mystic
"Yogi powers." It is Buddhi considered as an
active instead of a passive principle (which it is generally, when regarded
only as the vehicle, or casket of the Supreme Spirit
ATMA). It is an electro-spiritual force, a creative
power which when aroused into action can as easily kill as it can create.
(25). Keshara or "sky-walker" or
"goer." As explained in the 6th. Adhyaya of that king of mystic works
the Dhyaneswari -- the body of the Yogi becomes as one formed of the wind; as
"a cloud from which limbs have sprouted out," after which -- "he
(the Yogi) beholds the things beyond the seas and stars; he hears the language
of the Devas and comprehends it, and perceives what is passing in the mind of
the ant."
(26). Vina is an Indian stringed instrument like a
lute.
(27). The six principles;
meaning when the lower personality is destroyed and the inner individuality is
merged into and lost in the Seventh or Spirit.
(28). The disciple is one
with Brahma or the ATMAN.
(29). The astral form
produced by the Kamic principle, the
(30). Manasa rupa. The first refers to the astral or
personal Self; the second to the individuality or the
reincarnating Ego whose consciousness on our plane or the lower Manas -- has to
be paralyzed.
(31). Kundalini is called the "Serpentine"
or the annular power on account on its spiral-like working or progress in the
body of the ascetic developing the power in himself. It is an electric fiery
occult or Fohatic power, the great pristine force, which underlies all organic
and inorganic matter.
(32). This "Path" is mentioned in all the
Mystic Works. As
(33). Adeptship -- the "blossom of
Bodhisattva."
(34). Tanha -- "the will to live," the fear
of death and love for life, that force or energy which causes the rebirths.
(35). These mystic sounds or
the melody heard by the ascetic at the beginning of his cycle of meditation
called Anahad-shabd by the Yogis.
(36). This means that in the sixth stage of
development which, in the occult system is Dharana, every sense as an
individual faculty has to be "killed" (or paralyzed) on this plane,
passing into and merging with the Seventh sense, the most spiritual.
(37). See number 3.
(38). Every stage of
development in Raja Yoga is symbolised by a geometrical figure. This one is the
sacred Triangle and precedes Dharana. The [triangle] is the sign of the high
chelas, while another kind of triangle is that of high Initiates. It is the
symbol "I" discoursed upon by Buddha and used by him as a symbol of
the embodied form of Tathagata when released from the three methods of the
Prajna. Once the preliminary and lower stages passed, the disciple sees no more
the [triangle] but the -- the abbreviation of the --, the full Septenary. Its
true form is not given here, as it is almost sure to be pounced upon by some
charlatans and -- desecrated in its use for fraudulent purposes.
(39). The star that burns
overhead is the "the star of initiation." The caste-mark of Saivas,
or devotees of the sect of Siva, the great patron of all Yogins, is a black
round spot, the symbol of the Sun now, perhaps, but that of the star of
initiation, in Occultism, in days of old.
(40). The basis (upadhi)of
the ever unreachable FLAME," so long as the ascetic is still in this life.
(41). Dhyana is the last stage before the final on
this Earth unless one becomes a full MAHATMA. As said already in this state the
Raj Yogi is yet spiritually conscious of Self, and the
working of his higher principles. One step more, and he will be on the plane
beyond the Seventh (or fourth according to some schools). These,
after the practice of Pratyehara -- a preliminary training, in order to control
one's mind and thoughts -- count Dhasena, Dhyana and Samadhi and embraces
the three under the generic name of SANNYAMA.
(42). Samadhi is the state in which the ascetic loses
the consciousness of every individuality including his
own. He becomes -- the ALL.
(43). The "four modes of
truth" are, in Northern Buddhism, Ku "suffering or misery"; Tu
the assembling of temptations; Mu "their destructions" and Tau, the
"path." The "five impediments" are the knowledge of misery,
truth about human frailty, oppressive restraints, and the absolute necessity of
separation from all the ties of passion and even of desires. The "Path of
Salvation" -- is the last one.
(44). At the portal of the "assembling" the
King of the Maras the Maha Mara stands trying to blind the candidate by the
radiance of his "Jewel."
(45). This is the fourth
"Path" out of the five paths of rebirth which lead and toss all human
beings into perpetual states of sorrow and joy. These "paths" are but
sub-divisions of the One, the Path followed by Karma.
The Voice of the Silence by H. P. Blavatsky
FRAGMENT II
THE TWO PATHS
101. AND now, O Teacher of Compassion, point thou the
way to other men. Behold, all those who knocking for admission, await in ignorance and darkness, to see the gate of the
Sweet Law flung open!
The voice of the Candidates:
102. Shalt not thou, Master of thine own Mercy, reveal
the Doctrine of the Heart? (1) Shalt thou refuse to lead thy Servants unto the
Path of Liberation?
Quoth the Teacher:
103. The Paths are two; the great Perfections three;
six are the Virtues that transform the body into the Tree of Knowledge (2).
104. Who shall
approach them?
105. Who shall
first enter them?
106. Who shall first hear the doctrine of two Paths in
one, the truth unveiled about the Secret Heart? (3) The Law which, shunning
learning, teaches Wisdom, reveals a tale of woe.
107. Alas, alas, that all men should possess Alaya, be
one with the great Soul, and that possessing it, Alaya should so little avail
them!
108. Behold how like the moon, reflected in the
tranquil waves, Alaya is reflected by the small and by the great, is mirrored
in the tiniest atoms, yet fails to reach the heart of all. Alas, that so few
men should profit by the gift, the priceless boon of learning truth, the right
perception of existing things, the Knowledge of the non-existent!
Saith the pupil:
109. O Teacher,
what shall I do to reach to Wisdom?
110. O Wise one, what, to gain perfection?
111. Search for the Paths. But, O
Lanoo, be of clean heart before thou startest on thy journey. Before
thou takest thy first step learn to discern the real from the false, the
ever-fleeting from the everlasting. Learn above all to separate Head-learning
from Soul-Wisdom, the "Eye" from the "Heart" doctrine.
112. Yea, ignorance is like unto a closed and airless
vessel; the soul a bird shut up within. It warbles not, nor can it stir a
feather; but the songster mute and torpid sits, and of exhaustion dies.
113. But even ignorance is better than Head-learning
with no Soul-wisdom to illuminate and guide it.
114. The seeds of Wisdom cannot sprout and grow in
airless space. To live and reap experience the mind needs breadth and depth and
points to draw it towards the Diamond Soul (4). Seek not those points in Maya's
realm; but soar beyond illusions, search the eternal and the changeless SAT
(5), mistrusting fancy's false suggestions.
115. For mind is like a
mirror; it gathers dust while it reflects (6). It needs the gentle breezes of
Soul-Wisdom to brush away the dust of our illusions. Seek O Beginner, to blend
thy Mind and Soul.
116. Shun ignorance, and likewise shun illusion. Avert
thy face from world deceptions; mistrust thy senses, they are false. But within
thy body -- the shrine of thy sensations -- seek in the Impersonal for the
"eternal man" (7); and having sought him out, look inward: thou art
Buddha (8).
117. Shun praise, O Devotee. Praise leads to
self-delusion. Thy body is not self, thy SELF is in itself without a body, and
either praise or blame affects it not.
118. Self-gratulation, O disciple, is like unto a
lofty tower, up which a haughty fool has climbed. Thereon he sits in prideful
solitude and unperceived by any but himself.
119. False learning is rejected by the Wise, and
scattered to the Winds by the good Law. Its wheel revolves for all, the humble
and the proud. The "Doctrine of the Eye" (9) is for the crowd, the
"Doctrine of the Heart," for the elect. The first repeat in pride:
"Behold, I know," the last, they who in humbleness have garnered, low
confess, "thus have I heard" (10).
120. "Great Sifter" is the name of the
"Heart Doctrine," O disciple.
121. The wheel of the good Law moves swiftly on. It
grinds by night and day. The worthless husks it drives from out the golden
grain, the refuse from the flour. The hand of Karma guides the wheel; the
revolutions mark the beatings of the Karmic heart.
122. True knowledge is the flour, false learning is
the husk. If thou would'st eat the bread of Wisdom, thy flour thou hast to
knead with Amrita's* [*Immortality.]
clear waters. But if thou kneadest husks with Maya's dew,
thou canst create but food for the black doves of death, the birds of birth,
decay and sorrow.
123. If thou art told that to become Arhan thou hast
to cease to love all beings -- tell them they lie.
124. If thou art told that to gain liberation thou
hast to hate thy mother and disregard thy son; to disavow thy father and call
him "householder" (11); for man and beast all pity to renounce --
tell them their tongue is false.
125. Thus teach the Tirthikas, the unbelievers.*
[*Brahman ascetics.]
126. If thou art taught that sin is born of action and
bliss of absolute inaction, then tell them that they err. Non-permanence of
human action; deliverance of mind from thraldom by the cessation of sin and
faults, are not for "Deva Egos."* Thus saith the "Doctrine of
the Heart."
[*The reincarnating Ego.]
127. The Dharma of the "Eye" is the
embodiment of the external, and the non-existing.
128. The Dharma of the "Heart" is the
embodiment of Bodhi,* the Permanent and Everlasting. [*True,
divine Wisdom.]
129. The Lamp burns bright when wick and oil are
clean. To make them clean a cleaner is required. The flame feels not the process
of the cleaning. "The branches of a tree are shaken by the wind; the trunk
remains unmoved."
130. Both action and inaction may find room in thee;
thy body agitated, thy mind tranquil, thy Soul as
limpid as a mountain lake.
131. Wouldst thou become a Yogi of "Time's
Circle"? Then, O Lanoo: --
132. Believe thou not that sitting in dark forests, in
proud seclusion and apart from men; believe thou not that life on roots and
plants, that thirst assuaged with snow from the great Range -- believe thou
not, O Devotee, that this will lead thee to the goal of final liberation.
133. Think not that breaking bone, that rending flesh
and muscle, unites thee to thy "silent Self" (12). Think not, that
when the sins of thy gross form are conquered, O Victim of thy Shadows (13),
thy duty is accomplished by nature and by man.
134. The blessed ones have scorned to do so. The Lion
of the Law, the Lord of Mercy,* perceiving the true cause of human woe,
immediately forsook the sweet but selfish rest of quiet wilds. From Aranyaka
(14) He became the Teacher of mankind. After Julai (15) had entered the
Nirvana, He preached on mount and plain, and held discourses in the cities, to
Devas, men and gods (16).
[*Buddha.]
135. Sow kindly acts and thou shalt reap their
fruition. Inaction in a deed of mercy becomes an action in a deadly sin.
Thus saith the Sage.
136. Shalt thou abstain from action? Not so shall gain
thy soul her freedom. To reach Nirvana one must reach Self-Knowledge, and
Self-Knowledge is of loving deeds the child.
137. Have patience, Candidate, as one who fears no
failure, courts no success. Fix thy Soul's gaze upon the star whose ray thou
art (17), the flaming star that shines within the lightless depths of
ever-being, the boundless fields of the Unknown.
138. Have perseverance as one who doth for evermore
endure. Thy shadows live and vanish (18); that which in thee shall live for
ever, that which in thee knows, for it is knowledge (19), is not of fleeing
life: it is the man that was, that is, and will be, for whom the hour shall
never strike.
139. If thou would'st reap sweet peace and rest,
Disciple, sow with the seeds of merit the fields of future harvests. Accept the
woes of birth.
140. Step out from sunlight into shade, to make more
room for others. The tears that water the parched soil of pain and sorrow, bring forth the blossoms and the fruits of Karmic
retribution. Out of the furnace of man's life and its black smoke, winged
flames arise, flames purified, that soaring onward, 'neath the Karmic eye,
weave in the end the fabric glorified of the three vestures of the Path (20).
141. These vestures are: Nirmanakaya, Sambhoga-Kaya,
and Dharmakaya, robe Sublime. (21).
142. The Shangna robe (22), 'tis true,
can purchase light eternal. The Shangna robe alone gives the Nirvana of
destruction; it stops rebirth, but, O Lanoo, it also kills -- compassion. No
longer can the perfect Buddhas, who don the Dharmakaya glory, help man's
salvation. Alas! shall SELVES be sacrificed to Self;
mankind, unto the weal of Units?
143. Know, O beginner, this is the Open PATH, the way
to selfish bliss, shunned by the Boddhisattvas of the "Secret Heart,"
the Buddhas of Compassion.
144. To live to benefit mankind is the first step. To
practise the six glorious virtues (23) is the second.
145. To don Nirmanakaya's humble robe is to forego
eternal bliss for Self, to help on man's salvation. To
reach Nirvana's bliss, but to renounce it, is the supreme, the final step --
the highest on Renunciation's Path.
146. Know, O Disciple, this is the Secret PATH,
selected by the Buddhas of Perfection, who sacrificed The SELF to weaker
Selves.
147. Yet, if the "Doctrine of the Heart" is
too high-winged for thee. If thou need'st help thyself
and fearest to offer help to others, -- then, thou of timid heart, be warned in
time: remain content with the "Eye Doctrine" of the Law. Hope still.
For if the "Secret Path" is unattainable this "day," it is
within thy reach "to-morrow." (24). Learn that no efforts, not the
smallest -- whether in right or wrong direction -- can vanish from the world of
causes. E'en wasted smoke remains not traceless. "A harsh word uttered in
past lives, is not destroyed but ever comes again."* The pepper plant will
not give birth to roses, nor the sweet jessamine's silver
star to thorn or thistle turn.
[*Precepts of the
148. Thou canst create this "day" thy
chances for thy "morrow." In the "Great Journey," (25)
causes sown each hour bear each its harvest of effects, for rigid Justice rules the World. With mighty sweep of never erring action,
it brings to mortals lives of weal or woe, the Karmic progeny of all our former
thoughts and deeds.
149. Take then as much as merit hath in store for
thee, O thou of patient heart. Be of good cheer and rest content with fate.
Such is thy Karma, the Karma of the cycle of thy births, the destiny of those,
who, in their pain and sorrow, are born along with thee, rejoice and weep from
life to life, chained to thy previous actions.
150. Act thou for them “to day”, and they will act for thee "to
morrow."
151. 'Tis from the bud of Renunciation of the Self, that springeth the sweet fruit of final Liberation.
152. To perish doomed is he, who out of fear of Mara
refrains from helping man, lest he should act for Self.
The pilgrim who would cool his weary limbs in running
waters, yet dares not plunge for terror of the stream, risks to succumb from
heat. Inaction based on selfish fear can bear but evil fruit.
153. The Selfish devotee lives to no purpose. The man
who does not go through his appointed work in life -- has lived in vain.
154. Follow the wheel of life; follow the wheel of
duty to race and kin, to friend and foe, and close thy mind to pleasures as to
pain. Exhaust the law of Karmic retribution. Gain Siddhis for thy future birth.
155. If Sun thou can'st not be, then be the humble
planet. Aye, if thou art debarred from flaming like the noon-day Sun upon the
snow-capped mount of purity eternal, then choose, O Neophyte, a humbler course.
156. Point out the "Way" -- however dimly,
and lost among the host -- as does the evening star to those who tread their
path in darkness.
157. Behold Migmar,* as in his crimson veils his
"Eye" sweeps over slumbering Earth. Behold the fiery aura of the
"Hand" of Lhagpa** extended in protecting love over the heads of his
ascetics. Both are now servants to Nyima*** (26) left in his absence silent
watchers in the night. Yet both in Kalpas past were bright Nyimas, and may in
future "Days" again become two Suns. Such are the falls and rises of
the Karmic Law in nature.
[*Mars.] [**Mercury.]
[***The Sun.]
158. Be, O Lanoo, like them. Give light and comfort to
the toiling pilgrim, and seek out him who knows still less than thou; who in
his wretched desolation sits starving for the bread of Wisdom and the bread
which feeds the shadow, without a Teacher, hope or consolation, and -- let him
hear the Law.
159. Tell him, O Candidate, that he who makes of pride
and self-regard bond-maidens to devotion; that he, who cleaving to existence,
still lays his patience and submission to the Law, as a sweet flower at the
feet of Shakya-Thub-pa,* becomes a Srotapatti (27) in this birth. The Siddhis
of perfection may loom far, far away; but the first step is taken, the stream
is entered, and he may gain the eye-sight of the mountain eagle, the hearing of
the timid doe.[*Buddha.]
160. Tell him, O Aspirant, that true devotion may
bring him back the knowledge, that knowledge which was his in former births.
The deva-sight and deva-hearing are not obtained in one short birth.
161. Be humble, if thou
would'st attain to Wisdom.
162. Be humbler still, when
Wisdom thou hast mastered.
163. Be like the Ocean which receives all streams and
rivers. The Ocean's mighty calm remains unmoved; it feels them not.
164. Restrain by thy Divine thy lower Self.
165. Restrain by the Eternal the Divine.
166. Aye, great is he, who is the slayer of desire.
167. Still greater he, in whom the Self Divine has
slain the very knowledge of desire.
168. Guard thou the Lower lest it soil the Higher.
169. The way to final freedom is within thy SELF.
170. That way begins and ends outside of Self (28).
171. Unpraised by men and humble is the mother of all
Rivers, in Tirthika's proud sight; empty the human form though filled with
Amrita's sweet waters, in the sight of fools. Withal, the birth-place of the
sacred rivers is the sacred land (29), and he who Wisdom hath, is honoured by
all men.
172. Arhans and Sages of the boundless Vision (30) are
rare as is the blossom of the Udumbara tree. Arhans are born at
173. No Arhan, O Lanoo, becomes one in that birth when
for the first the Soul begins to long for final liberation. Yet, O thou anxious
one, no warrior volunteering fight in the fierce strife between the living and
the dead (32), not one recruit can ever be refused the right to enter on the
Path that leads toward the field of Battle.
174. For, either he shall win, or he shall fall.
175. Yea, if he conquers, Nirvana shall be his. Before
he casts his shadow off his mortal coil, that pregnant cause of anguish and
illimitable pain -- in him will men a great and holy Buddha honour.
176. And if he falls, e'en then he does not fall in
vain; the enemies he slew in the last battle will not return to life in the
next birth that will be his.
177. But if thou would'st Nirvana reach, or cast the
prize away (33), let not the fruit of action and inaction be thy motive, thou
of dauntless heart.
178. Know that the Bodhisattva who liberation changes
for Renunciation to don the miseries of "Secret Life," (34) is
called, "thrice Honoured," O thou candidate for woe throughout the
cycles.
179. The PATH is one, Disciple, yet in the end,
twofold. Marked are its stages by four and seven Portals. At one end -- bliss
immediate, and at the other -- bliss deferred. Both are of merit the reward:
the choice is thine.
180. The One becomes the two, the Open and the Secret
(35). The first one leadeth to the goal, the second, to Self-Immolation.
181. When to the Permanent is sacrificed the Mutable,
the prize is thine: the drop returneth whence it came. The Open PATH leads to
the changeless change -- Nirvana, the glorious state of Absoluteness, the Bliss
past human thought.
182. Thus, the first Path is LIBERATION.
183. But Path the Second is -- RENUNCIATION, and
therefore called the "Path of Woe."
184. That Secret Path leads the Arhan to mental woe
unspeakable; woe for the living Dead (36), and helpless pity for the men of
Karmic sorrow, the fruit of Karma Sages dare not still.
185. For it is written: "teach to eschew all
causes; the ripple of effect, as the great tidal wave, thou shalt let run its
course."
186. The "Open Way," no sooner hast thou
reached its goal, will lead thee to reject the Bodhisattvic body and make thee
enter the thrice glorious state of Dharmakaya (37) which is oblivion of the
World and men for ever.
187. The "
188. But it is said "The last shall be the
greatest," Samyak Sambuddha, the Teacher of Perfection, gave up his SELF
for the salvation of the World, by stopping at the threshold of Nirvana -- the
pure state.
189. Thou hast the knowledge now concerning the two
Ways. Thy time will come for choice, O thou of eager Soul, when thou hast
reached the end and passed the seven Portals. Thy mind is clear. No more art
thou entangled in delusive thoughts, for thou hast learned all. Unveiled stands
truth and looks thee sternly in the face. She says:
190. "Sweet are the fruits of Rest and Liberation
for the sake of Self; but sweeter still the fruits of long and bitter duty.
Aye, Renunciation for the sake of others, of suffering fellow men."
191. He, who becomes Pratyeka-Buddha (38), makes his
obeisance but to his Self. The Bodhisattva who has won the battle, who holds
the prize within his palm, yet says in his divine compassion:
192. "For others' sake this great reward I
yield" -- accomplishes the greater Renunciation.
193. A SAVIOUR OF THE WORLD is he.
194. Behold! The goal of bliss and the long Path of
Woe are at the furthest end. Thou canst choose either, O aspirant to Sorrow,
throughout the coming cycles! . . . .
195.
GLOSSARY TO PART II
The Two Paths
(1). The two schools of
Buddha's doctrine, the esoteric and the exoteric, are respectively called the
"Heart" and the "Eye" Doctrine. Bodhidharma called them in
(2). The "tree of
knowledge" is a title given by the followers of the Bodhidharma (Wisdom
religion) to those who have attained the height of mystic knowledge -- adepts.
Nagarjuna the founder of the
(3). "Secret Heart" is the esoteric doctrine.
(4). "Diamond Soul" "Vajrasattva,"
a title of the supreme Buddha, the "Lord of all Mysteries," called
Vajradhara and Adi-Buddha.
(5). SAT, the one eternal and Absolute Reality and
Truth, all the rest being illusion.
(6). From Shin-Sien's Doctrine, who teaches that the
human mind is like a mirror which attracts and reflects every atom of dust, and
has to be, like that mirror, watched over and dusted every day. Shin-Sien was
the sixth Patriarch of North China who taught the esoteric doctrine of Bodhidharma.
(7). The reincarnating EGO is
called by the Northern Buddhists the "true man," who becomes in union
with his Higher-Self -- a Buddha.
(8). "Buddha" means "Enlightened."
(9). See No. 1. The exoteric
Buddhism of the masses.
(10). The usual formula that precedes the Buddhist
Scriptures, meaning, that that which follows is what has been recorded by
direct oral tradition from Buddha and the Arhats.
(11). Rathapala the great Arhat thus addresses his
father in the legend called Rathapala Sutrasanne. But as all such legends are
allegorical (e.g. Rathapala's father has a mansion with seven doors)hence the reproof, to those who accept them literally.
(12). The "Higher Self" the
"seventh" principle.
(13). Our physical bodies are
called "Shadows" in the mystic schools.
(14). A hermit who retires to the jungles and lives in
a forest, when becoming a Yogi.
(15). Julai the Chinese name for Tathagata, a title
applied to every Buddha.
(16). All the Northern and Southern traditions agree
in showing Buddha quitting his solitude as soon as he had resolved the problem
of life -- i. e., received the inner enlightenment -- and teaching mankind
publicly.
(17). Every spiritual EGO is
a ray of a "Planetary Spirit" according to esoteric teaching.
(18). "Personalities" or physical bodies
called "shadows" are evanescent.
(19). Mind (Manas)the
thinking Principle or EGO in man, is referred to "Knowledge" itself,
because the human Egos are called Manasa-putras the sons of (universal) Mind.
(20). Vide Part III. Glossary,
paragraph 34 et seq.
(21). Ibid.
(22). The Shangna robe, from Shangnavesu of Rajagriha
the third great Arhat or "Patriarch" as the Orientalists call the
hierarchy of the 33 Arhats who spread Buddhism. "Shangna robe" means
metaphorically, the acquirement of Wisdom with which the Nirvana of destruction
(of personality) is entered. Literally, the "initiation
robe" of the Neophytes. Edkins states that this "grass
cloth" was brought to
(23). To "practise the
Paramita Path" means to become a Yogi with a view of becoming an ascetic.
(24). "To-morrow" means the following
rebirth or reincarnation.
(25). "Great journey" or the whole complete
cycle of existences, in one "Round."
(26). Nyima, the Sun in Tibetan Astrology. Migmar or
Mars is symbolized by an "Eye," and Shagpa or Mercury by a
"Hand."
(27). Strotapatti or "he who enters in the
stream" of Nirvana, unless he reaches the goal owing to some exceptional
reasons, can rarely attain Nirvana in one birth. Usually a Chela is said to
begin the ascending effort in one life and end or reach it only in his seventh
succeeding birth.
(28). Meaning the personal lower "Self."
(29). Tirthikas are the Brahmanical Sectarians
"beyond" the Himalayas called "infidels" by the Buddhists
in the sacred land, Tibet, and vice versa.
(30). Boundless Vision or psychic, superhuman sight.
An Arhan is credited with "seeing" and knowing all at a distance as
well as on the spot.
(31). Vide supra 22: Shangna
plant.
(32). The "living"
is the immortal Higher Ego, and the "dead" -- the lower personal Ego.
(33). Vide infra Part III. par. 34.
(34). The "Secret Life" is life as a
Nirmanakaya.
(35). The "Open" and the "Secret
Path" -- or the one taught to the layman, the exoteric and the generally
accepted, and the other the Secret Path -- the nature of which is explained at
initiation.
(36). Men ignorant of the Esoteric truths and Wisdom are
called "the living Dead."
(37). Vide infra, Part III. 34.
(38). Pratyeka Buddhas are those Bodhisattvas who
strive after and often reach the Dharmakaya robe after a series of lives.
Caring nothing for the woes of mankind or to help it, but only for their own
bliss, they enter Nirvana and -- disappear from the sight and the hearts of
men. In Northern Buddhism a "Pratyeka Buddha" is a synonym of
spiritual Selfishness.
The Voice of the Silence by H. P. Blavatsky
FRAGMENT III
THE SEVEN PORTALS
196. "UPADYA (1), the choice is made, I thirst
for Wisdom. Now hast thou rent the veil before the secret Path and taught the
greater
197. 'Tis well, Sravaka (3). Prepare thyself, for thou
wilt have to travel on alone. The Teacher can but
point the way. The Path is one for all, the means to
reach the goal must vary with the Pilgrims.
198. Which wilt thou choose, O thou of dauntless
heart? The Samtan (4) of "eye Doctrine," four-fold Dhyana, or thread
thy way through Paramitas (5), six in number, noble gates of virtue leading to
Bodhi and to Prajna, seventh step of Wisdom?
199. The rugged Path of four-fold Dhyana winds on
uphill. Thrice great is he who climbs the lofty top.
200. The Paramita heights are crossed by a still
steeper path. Thou hast to fight thy way through portals seven, seven
strongholds held by cruel crafty Powers -- passions incarnate.
201. Be of good cheer, Disciple; bear in mind the
golden rule. Once thou hast passed the gate Srotapatti (6), "he who the
stream hath entered"; once thy foot hath pressed the bed of the Nirvanic
stream in this or any future life, thou hast but seven other births before
thee, O thou of adamantine Will.
202. Look on. What see'st thou before thine eye, O
aspirant to god-like Wisdom?
203. "The cloak of darkness is upon the deep of
matter; within its folds I struggle. Beneath my gaze it deepens, Lord; it is
dispelled beneath the waving of thy hand. A shadow moveth, creeping like the
stretching serpent coils. . . . It grows, swells out and disappears in
darkness."
204. It is the shadow of thyself outside the Path,
cast on the darkness of thy sins.
205. "Yea, Lord; I see the PATH; its foot in
mire, its summits lost in glorious light Nirvanic. And now I see the ever
narrowing Portals on the hard and thorny way to Gnyana."*
[*Knowledge, Wisdom.]
206. Thou seest well, Lanoo. These Portals lead the
aspirant across the waters on "to the other shore" (7). Each Portal
hath a golden key that openeth its gate; and these keys are: --
207. 1. DANA, the key of charity and
love immortal.
208. 2. SHILA, the key of Harmony in
word and act, the key that counterbalances the cause and the effect, and leaves
no further room for Karmic action.
209. 3. KSHANTI, patience sweet,
that nought can ruffle.
210. 4. VIRAG, indifference to pleasure and to pain,
illusion conquered, truth alone perceived.
211. 5. VIRYA, the dauntless energy that fights its
way to the supernal TRUTH, out of the mire of lies terrestrial.
212. 6. DHYANA, whose golden gate once opened leads
the Narjol* toward the realm of Sat eternal and its ceaseless contemplation. [*A saint, an adept.]
213. 7. PRAJNA, the key to which
makes of a man a god, creating him a Bodhisattva, son of the Dhyanis.
214 . Such to the Portals are the golden keys.
215. Before thou canst approach the last, O weaver of
thy freedom, thou hast to master these Paramitas of perfection -- the virtues
transcendental six and ten in number -- along the weary Path.
216. For, O Disciple! Before thou wert made fit to
meet thy Teacher face to face, thy MASTER light to light, what wert thou told?
217. Before thou canst approach the foremost gate thou
hast to learn to part thy body from thy mind, to dissipate the shadow, and to
live in the eternal. For this, thou hast to live and breathe in all, as all
that thou perceivest breathes in thee; to feel thyself abiding in all things,
all things in SELF.
218. Thou shalt not let thy senses make a playground
of thy mind.
219. Thou shalt not separate thy being from BEING, and
the rest, but merge the Ocean in the drop, the drop within the Ocean.
220. So shalt thou be in full accord with all that
lives; bear love to men as though they were thy brother-pupils, disciples of
one Teacher, the sons of one sweet mother.
221. Of teachers there are many; the MASTER-SOUL is
one (8) Alaya, the Universal Soul. Live in that MASTER as ITS ray in thee. Live
in thy fellows as they live in ITS.
222. Before thou standest on the threshold of the
Path; before thou crossest the foremost Gate, thou hast to merge the two into
the One and sacrifice the personal to SELF impersonal, and thus destroy the
"path" between the two -- Antaskarana (9).
223. Thou hast to be prepared to answer Dharma, the
stern law, whose voice will ask thee at thy first, at thy initial step:
224. "Hast thou complied with all the rules, O
thou of lofty hopes?"
225. "Hast thou attuned thy heart and mind to the
great mind and heart of all mankind? For as the sacred River's roaring voice
whereby all Nature-sounds are echoed back (10), so must the heart of him 'who
in the stream would enter,' thrill in response to every sigh and thought of all
that lives and breathes."
226. Disciples may be likened to the strings of the
soul-echoing Vina; mankind, unto its sounding board; the hand that sweeps it to
the tuneful breath of the GREAT WORLD-SOUL. The string that fails to answer
'neath the Master's touch in dulcet harmony with all the others, breaks -- and
is cast away. So the collective minds of Lanoo-Sravakas. They have to be attuned
to the Upadya's mind -- one with the Over-Soul -- or, break away.
227. Thus do the "Brothers of the Shadow" --
the murderers of their Souls, the dread Dad-Dugpa clan (11).
228. Hast thou attuned thy being to Humanity's great
pain, O candidate for light?
229. Thou hast? . . . Thou mayest enter. Yet, ere thou
settest foot upon the dreary Path of sorrow, 'tis well thou should'st first
learn the pitfalls on thy way.
230. Armed with the key of Charity, of love and tender
mercy, thou art secure before the gate of Dana, the gate that standeth at the
entrance of the PATH.
. . . . . .
231. Behold, O happy Pilgrim! The portal that faceth
thee is high and wide, seems easy of access. The road that leads therethrough
is straight and smooth and green. 'Tis like a sunny glade in the dark forest
depths, a spot on earth mirrored from Amitabha's paradise. There, nightingales
of hope and birds of radiant plumage sing perched in green bowers, chanting
success to fearless Pilgrims. They sing of Bodhisattvas' virtues five, the
fivefold source of Bodhi power, and of the seven steps in Knowledge.
232. Pass on! For thou hast brought the key; thou art
secure.
233. And to the second gate the way is verdant too.
But it is steep and winds up hill; yea, to its rocky top. Grey mists will
over-hang its rough and stony height, and all be dark
beyond. As on he goes, the song of hope soundeth more feeble
in the pilgrim's heart. The thrill of doubt is now upon him; his step less
steady grows.
234. Beware of this, O candidate! Beware of fear that
spreadeth, like the black and soundless wings of
235. Fear, O disciple, kills the will and stays all
action. If lacking in the Shila virtue, -- the pilgrim trips, and Karmic
pebbles bruise his feet along the rocky path.
236. Be of sure foot, O candidate. In Kshanti's*
essence bathe thy Soul; for now thou dost approach the portal of that name, the
gate of fortitude and patience. [*Kshanti, "patience," vide supra the
enumeration of the golden keys.]
237. Close not thine eyes, nor lose thy sight of Dorje
(12); Mara's arrows ever smite the man who has not reached Viraga* (13). [*Ibid.]
238. Beware of trembling. 'Neath the breath of fear the
key of Kshanti rusty grows: the rusty key refuseth to unlock.
239. The more thou dost advance, the more thy feet
pitfalls will meet. The path that leadeth on, is
lighted by one fire -- the light of daring, burning in the heart. The more one
dares, the more he shall obtain. The more he fears, the more that light shall
pale -- and that alone can guide. For as the lingering sunbeam, that on the top
of some tall mountain shines, is followed by black
night when out it fades, so is heart-light. When out it goes, a dark and
threatening shade will fall from thine own heart upon the path, and root thy
feet in terror to the spot.
240. Beware, disciple, of that lethal shade. No light
that shines from Spirit can dispel the darkness of the nether Soul, unless all
selfish thought has fled therefrom, and that the pilgrim saith: "I have
renounced this passing frame; I have destroyed the cause: the shadows cast can,
as effects, no longer be."
For now the last great fight, the final war between
the Higher and the Lower Self, hath taken place. Behold, the very battlefield
is now engulphed in the great war, and is no more.
241. But once that thou hast
passed the gate of Kshanti, step the third is taken. Thy body is thy slave.
Now, for the fourth prepare, the Portal of temptations which do ensnare the
inner man.
242. Ere thou canst near that goal, before thine hand
is lifted to upraise the fourth gate's latch, thou must have mustered all the
mental changes in thy Self and slain the army of the thought sensations that,
subtle and insidious, creep unasked within the Soul's bright shrine.
243. If thou would'st not be slain by them, then must
thou harmless make thy own creations, the children of thy thoughts, unseen,
impalpable, that swarm round humankind, the progeny and heirs to man and his
terrestrial spoils. Thou hast to study the voidness of the seeming full, the
fulness of the seeming void. O fearless Aspirant, look deep within the well of
thine own heart, and answer. Knowest thou of Self the powers, O thou perceiver
of external shadows?
244. If thou dost not -- then art thou lost.
245. For, on Path fourth, the lightest breeze of
passion or desire will stir the steady light upon the pure white walls of Soul.
The smallest wave of longing or regret for Maya's gifts illusive, along
Antaskarana -- the path that lies between thy Spirit and thy self, the highway
of sensations, the rude arousers of Ahankara (14) -- a thought as fleeting as
the lightning flash will make thee thy three prizes forfeit -- the prizes thou
hast won.
246. For know, that the
ETERNAL knows no change.
"The eight dire miseries forsake for evermore. If
not, to wisdom, sure, thou can'st not come, nor yet to liberation," saith
the great Lord, the Tathagata of perfection, "he who has followed in the
footsteps of his predecessors." (15).
248. Stern and exacting is the virtue of Viraga. If
thou its path would'st master, thou must keep thy mind and thy perceptions far
freer than before from killing action.
249. Thou hast to saturate thyself with pure Alaya,
become as one with Nature's Soul-Thought. At one with it thou art invincible;
in separation, thou becomest the playground of Samvriti (16), origin of all the world's delusions.
250. All is impermanent in man except the pure bright
essence of Alaya. Man is its crystal ray; a beam of light immaculate within, a
form of clay material upon the lower surface. That beam is thy life-guide and
thy true Self, the Watcher and the silent Thinker, the victim of thy lower
Self. Thy Soul cannot be hurt but through thy erring body; control and master
both, and thou art safe when crossing to the nearing "Gate of
Balance."
251. Be of good cheer, O daring pilgrim "to the
other shore." Heed not the whisperings of Mara's hosts; wave off the
tempters, those ill-natured Sprites, the jealous Lhamayin (17) in endless
space.
252. Hold firm! Thou nearest now the
middle portal, the gate of Woe, with its ten thousand snares.
253. Have mastery o'er thy thoughts, O striver for
perfection, if thou would'st cross its threshold.
254. Have mastery o'er thy Soul, O seeker after truths
undying, if thou would'st reach the goal.
255. Thy Soul-gaze centre on
the One Pure Light, the Light that is free from affection, and use thy golden
Key. . .
. . . . . . . . . . .
256. The dreary task is done, thy labour well-nigh
o'er. The wide abyss that gaped to swallow thee is almost spanned. .
257. Thou hast now crossed the moat that circles round
the gate of human passions. Thou hast now conquered Mara and his furious host.
258. Thou hast removed pollution from thine heart and
bled it from impure desire. But, O thou glorious combatant, thy task is not yet
done. Build high, Lanoo, the wall that shall hedge in the Holy Isle,* the dam
that will protect thy mind from pride and satisfaction at thoughts of the great
feat achieved.[*The Higher Ego, or Thinking Self.]
259. A sense of pride would mar the work. Aye, build
it strong, lest the fierce rush of battling waves, that mount and beat its
shore from out the great World Maya's Ocean, swallow up the pilgrim and the
isle -- yea, even when the victory's achieved.
260. Thine "Isle" is the deer, thy thoughts
the hounds that weary and pursue his progress to the stream of Life. Woe to the
deer that is o'ertaken by the barking fiends before he reach the Vale of Refuge
-- Dnyan Marga, "path of pure knowledge" named.
261. Ere thou canst settle in Dnyan Marga (18) and
call it thine, thy Soul has to become as the ripe mango fruit: as soft and
sweet as its bright golden pulp for others' woes, as hard as that fruit's stone
for thine own throes and sorrows, O Conqueror of Weal and Woe.
262. Make hard thy Soul against the snares of Self; deserve for it the name of "Diamond-Soul."
(19).
263. For, as the diamond buried deep within the
throbbing heart of earth can never mirror back the earthly lights; so are thy
mind and Soul; plunged in Dnyan Marga, these must mirror nought of Maya's realm
illusive.
264. When thou hast reached that state, the Portals
that thou hast to conquer on the Path fling open wide their gates to let thee
pass, and Nature's strongest mights possess no power to stay thy course. Thou
wilt be master of the sevenfold Path: but not till then, O candidate for trials
passing speech.
265. Till then, a task far harder still awaits thee:
thou hast to feel thyself ALL-THOUGHT, and yet exile all thoughts from out thy
Soul.
266. Thou hast to reach that fixity of mind in which
no breeze, however strong, can waft an earthly thought within. Thus purified,
the shrine must of all action, sound, or earthly light be void; e'en as the
butterfly, o'ertaken by the frost, falls lifeless at the threshold -- so must
all earthly thoughts fall dead before the fane.
267. Behold it
written:
"Ere the gold flame can burn with steady light,
the lamp must stand well guarded in a spot free from all wind."* Exposed
to shifting breeze, the jet will flicker and the quivering flame cast shades
deceptive, dark and ever-changing, on the Soul's white shrine.
[*Bhagavatgita.]
268. And then, O thou pursuer of the truth, thy
Mind-Soul will become as a mad elephant, that rages in the jungle. Mistaking
forest trees for living foes, he perishes in his attempts to kill the
ever-shifting shadows dancing on the wall of sunlit rocks.
269. Beware, lest in the care of Self
thy Soul should lose her foothold on the soil of Deva-knowledge.
270. Beware, lest in forgetting SELF, thy Soul lose
o'er its trembling mind control, and forfeit thus the due fruition of its
conquests.
271. Beware of change! For change is thy great foe.
This change will fight thee off, and throw thee back, out of the Path thou
treadest, deep into viscous swamps of doubt.
272. Prepare, and be forewarned in time. If thou hast
tried and failed, O dauntless fighter, yet lose not courage: fight on and to
the charge return again, and yet again.
273. The fearless warrior, his precious life-blood
oozing from his wide and gaping wounds, will still attack the foe, drive him
from out his stronghold, vanquish him, ere he himself
expires. Act then, all ye who fail and suffer, act like him; and from the
stronghold of your Soul, chase all your foes away -- ambition, anger, hatred,
e'en to the shadow of desire -- when even you have failed. . .
274. Remember, thou that fightest for man's liberation
(20), each failure is success, and each sincere attempt wins its reward in
time. The holy germs that sprout and grow unseen in the disciple's soul, their
stalks wax strong at each new trial, they bend like reeds but never break, nor
can they e'er be lost. But when the hour has struck they blossom forth (21). .
.
275. But if thou cam'st prepare, then
have no fear.
276. Henceforth thy way is clear right through the
Virya gate, the fifth one of the Seven Portals. Thou art now on the way that
leadeth to the Dhyana haven, the sixth, the Bodhi Portal.
277. The Dhyana gate is like an alabaster vase, white
and transparent; within there burns a steady golden fire, the flame of Prajna
that radiates from Atman.
278. Thou art that vase.
279. Thou hast estranged thyself from objects of the
senses, travelled on the "Path of seeing," on the "Path of
hearing," and standest in the light of Knowledge. Thou hast now reached
Titiksha state (22).
280. O Narjol thou art safe.
Know, Conqueror of Sins, once that a Sowanee (23) hath
cross'd the seventh Path, all Nature thrills with joyous awe and feels subdued.
The silver star now twinkles out the news to the
night-blossoms, the streamlet to the pebbles ripples out the tale; dark
ocean-waves will roar it to the rocks surf-bound, scent-laden breezes sing it
to the vales, and stately pines mysteriously whisper: "A Master has
arisen, a MASTER OF THE DAY" (24).
He standeth now like a white pillar to the west, upon
whose face the rising Sun of thought eternal poureth forth its first most
glorious waves. His mind, like a becalmed and boundless ocean, spreadeth out in
shoreless space. He holdeth life and death in his strong hand.
Yea, He is mighty. The living power made free in him,
that power which is HIMSELF, can raise the tabernacle
of illusion high above the gods, above great Brahm and Indra. Now he shall
surely reach his great reward!
Shall he not use the gifts which it confers for his
own rest and bliss, his well-earn'd weal and glory -- he, the subduer of the
great Delusion?
Nay, O thou candidate for Nature's hidden lore! If one
would follow in the steps of holy Tathagata, those gifts and powers are not for
Self.
Would'st thou thus dam the waters born on Sumeru? (25)
Shalt thou divert the stream for thine own sake, or send it back to its prime
source along the crests of cycles?
If thou would'st have that stream of hard-earn'd
knowledge, of Wisdom heaven-born, remain sweet running waters, thou should'st
not leave it to become a stagnant pond.
Know, if of Amitabha, the "Boundless Age,"
thou would'st become co-worker, then must thou shed the light acquired, like to
the Bodhisattvas twain (26), upon the span of all three worlds (27).
Know that the stream of superhuman knowledge and the
Deva-Wisdom thou hast won, must, from thyself, the channel of Alaya, be poured
forth into another bed.
Know, O Narjol, thou of the Secret Path, its pure
fresh waters must be used to sweeter make the Ocean's bitter waves -- that
mighty sea of sorrow formed of the tears of men.
Alas! when once thou hast become like the fix'd star
in highest heaven, that bright celestial orb must shine from out the spatial
depths for all -- save for itself; give light to all, but take from none.
Alas! when once thou hast become like the pure snow in
mountain vales, cold and unfeeling to the touch, warm and protective to the
seed that sleepeth deep beneath its bosom -- 'tis now that snow which must
receive the biting frost, the northern blasts, thus shielding from their sharp
and cruel tooth the earth that holds the promised harvest, the harvest that
will feed the hungry.
Self-doomed to live through future Kalpas,* unthanked
and unperceived by man; wedged as a stone with countless other stones which
form the "Guardian Wall" (28), such is thy future if the seventh gate
thou passest. Built by the hands of many Masters of Compassion, raised by their
tortures, by their blood cemented, it shields mankind, since man is man,
protecting it from further and far greater misery and sorrow.
[*Cycles of ages.]
Withal man sees it not, will not perceive it, nor will
he heed the word of Wisdom . . . for he knows it not.
But thou hast heard it, thou knowest all, O thou of
eager guileless Soul. . . . . and thou must choose.
Then hearken yet again.
On Sowan's Path, O Srotapatti,* thou art secure. Aye,
on that Marga,** where nought but darkness meets the
weary pilgrim, where torn by thorns the hands drip blood, the feet are cut by
sharp unyielding flints, and Mara wields his strongest arms -- there lies a
great reward immediately beyond.
[*Sowan and Srotapatti are synonymous terms.]
[**Marga -- "Path." ]
Calm and unmoved the Pilgrim glideth up the stream
that to Nirvana leads. He knoweth that the more his feet will bleed, the whiter will himself be washed. He knoweth well
that after seven short and fleeting births Nirvana will be his. . . .
Such is the Dhyana Path, the haven of the Yogi, the
blessed goal that Srotapattis crave.
Not so when he hath crossed and won the Aryahata
Path.*
[*From the Sanscrit Arhat or Arhan.]
There Klesha (29) is destroyed for ever, Tanha's (30)
roots torn out. But stay, Disciple . . . Yet, one word. Canst thou destroy
divine COMPASSION? Compassion is no attribute. It is the LAW of LAWS -- eternal
Harmony, Alaya's SELF; a shoreless universal essence, the light of everlasting
Right, an fitness of all things, the law of love
eternal.
The more thou dost become at one with it, thy being
melted in its BEING, the more thy Soul unites with that which IS, the more thou
wilt become COMPASSION ABSOLUTE (31).
Such is the Arya Path, Path of the Buddhas of
perfection.
Withal, what mean the sacred scrolls which make thee
say?
"
"
[*Thegpa Chenpoido, "Mahayana Sutra,"
Invocations to the Buddhas of Confession,"
"Yea; on the Arya Path thou art no more
Srotapatti, thou art a Bodhisattva (33). The stream is cross'd. 'Tis true thou
hast a right to Dharmakaya vesture; but Sambogakaya is greater than a Nirvanee,
and greater still is a Nirmanakaya -- the Buddha of
Compassion (34).
Now bend thy head and listen well, O Bodhisattva --
Compassion speaks and saith: "Can there be bliss when all that lives must
suffer? Shalt thou be saved and hear the whole world cry?"
Now thou hast heard that which was said.
Thou shalt attain the seventh step and cross the gate
of final knowledge but only to wed woe -- if thou would'st be Tathagata, follow
upon thy predecessor's steps, remain unselfish till the endless end.
Thou art enlightened -- Choose thy way.
. . . . . .
Behold, the mellow light that floods the Eastern sky. In
signs of praise both heaven and earth unite. And from the four-fold manifested
Powers a chant of love ariseth, both from the flaming Fire and flowing Water,
and from sweet-smelling Earth and rushing Wind.
Hark! . . . from the deep unfathomable vortex of that
golden light in which the Victor bathes, ALL NATURE'S wordless voice in
thousand tones ariseth to proclaim:
JOY UNTO YE, O MEN OF MYALBA
(35).
A PILGRIM HATH RETURNED BACK "FROM THE OTHER
SHORE."
A NEW ARHAN (36) IS BORN. . . .
Peace to all beings (37).
Table of Contents
GLOSSARY TO PART III
The Seven Portals
(1). Upadya is a spiritual preceptor, a Guru. The
Northern Buddhists choose these generally among the "Narjol," saintly
men, learned in gotrabhu-gnyana and gnyana-dassana-suddhi teachers of the
Secret Wisdom.
(2). Yana -- vehicle: thus Mahayana is the "Great
Vehicle," and Hinayana, the "Lesser Vehicle," the names for two schools
of religious and philosophical learning in Northern Buddhism.
(3). Sravaka -- a listener, or student who attends to
the religious instructions. From the root "Sru."
When from theory they go into practice or performance of asceticism, they
become Sramanas, "exercisers," from Srama, action. As Hardy shows,
the two appellations answer to the words akoustikoi and asketai of the Greeks.
(4). Samtan (Tibetan), the same as the Sanskrit
Dhyana, or the state of meditation, of which there are four degrees.
(5). Paramitas, the six transcendental virtues; for
the priests there are ten.
(6). Srotapatti -- (lit.) "he
who has entered the stream" that leads to the Nirvanic ocean. This name
indicates the first Path. The name of the second is the Path of Sakridagamin,
"he who will receive birth (only) once more." The third is called
Anagamin, "he who will be reincarnated no more," unless he so desires
in order to help mankind. The fourth Path is known as that of Rahat or Arhat.
This is the highest. An Arhat sees Nirvana during his life. For him it is no
post-mortem state, but Samadhi, during which he experiences all Nirvanic
bliss.*
[*How little one can rely upon the Orientalists for
the exact words and meaning, is instanced in the case of three
"alleged" authorities. Thus the four names just explained are given
by R. Spence Hardy as: 1. Sowan; 2. Sakradagami; 3. Anagami, and 4. Arya. By
the Rev. J. Edkins they are given as: 1. Srotapanna; 2. Sagardagam; 3.
Anaganim, and 4. Arhan. Schlagintweit again spells them differently, each,
moreover, giving another and a new variation in the meaning of the terms.]
(7). "Arrival at the shore" is with the
Northern Buddhists synonymous with reaching Nirvana through the exercise of the
six and the ten Paramitas (virtues).
(8). The "MASTER-SOUL" is Alaya, the
Universal Soul or Atman, each man having a ray of it in him and being supposed
to be able to identify himself with and to merge himself into it.
(9). Antaskarana is the lower Manas, the Path of
communication or communion between the personality and the higher Manas or
human Soul. At death it is destroyed as a Path or medium of communication, and
its remains survive in a form as the Kamarupa -- the "shell."
(10). The Northern Buddhists, and all Chinamen, in
fact, find in the deep roar of some of the great and sacred rivers the key-note
of Nature. Hence the simile. It is a well-known fact
in Physical Science, as well as in Occultism, that the aggregate sound of
Nature-such as heard in the roar of great rivers, the noise produced by the
waving tops of trees in large forests, or that of a city heard at a distance --
is a definite single tone of quite an appreciable pitch. This is shown by
physicists and musicians. Thus Prof. Rice (Chinese Music) shows that the
Chinese recognized the fact thousands of years ago by saying that "the
waters of the Hoang-ho rushing by, intoned the kung" called "the
great tone" in Chinese music; and he shows this tone corresponding with
the F, "considered by modern physicists to be the actual tonic of Nature."
Professor B. Silliman mentions it, too, in his Principles of Physics, saying
that "this tone is held to be the middle F of the piano; which may,
therefore, be considered the key-note of Nature."
(11). The Bhons or Dugpas, the sect of the "Red
Caps," are regarded as the most versed in sorcery. They inhabit Western
and little
(12). Dorje is the Sanskrit Vajra, a weapon or
instrument in the hands of some gods (the Tibetan Dragshed, the Devas who
protect men), and is regarded as having the same occult power of repelling evil
influences by purifying the air as Ozone in chemistry. It is also a Mudra a
gesture and posture used in sitting for meditation. It is, in short, a symbol
of power over invisible evil influences, whether as a posture or a talisman.
The Bhons or Dugpas, however, having appropriated the symbol, misuse it for
purposes of Black Magic. With the "Yellow Caps," or Gelugpas, it is a
symbol of power, as the Cross is with the Christians, while it is in no way
more "superstitious." With the Dugpas, it is like the double triangle
reversed, the sign of sorcery.
(13). Viraga is that feeling of absolute indifference
to the objective universe, to pleasure and to pain. "Disgust" does
not express its meaning, yet it is akin to it.
(14). Ahankara -- the "I" or feeling of
one's personality, the "I-am-ness."
(15). "One who walks in the steps of his
predecessors" or "those who came before him," is the true
meaning of the name Tathagata.
(16). Samvriti is that one of the two truths which
demonstrates the illusive character or emptiness of all things. It is relative
truth in this case. The Mahayana school teaches the difference between these
two truths -- Paramarthasatya and Samvritisatya (Satya "truth"). This
is the bone of contention between the Madhyamikas and the Yogacharyas, the
former denying and the latter affirming that every object exists owing to a
previous cause or by a concatenation. The Madhyamikas are the great Nihilists
and Deniers, for whom everything is parikalpita, an illusion and an error in
the world of thought and the subjective, as much as in the objective universe.
The Yogacharyas are the great spiritualists. Samvriti, therefore, as only
relative truth, is the origin of all illusion.
(17). Lhamayin are elementals and evil spirits adverse
to men and their enemies.
(18). Dhyan-Marga is the "Path of Dhyana,"
literally; or the Path of pure knowledge, of Paramartha or (Sanscrit)
Svasamvedana "the self-evident or self-analysing reflection."
(19). Vide Glossary of Part II.,
Number 4. "Diamond-Soul" or Vajradhara presides over the
Dhyani-Buddhas.
(20). This is an allusion to
a well-known belief in the East (as in the West, too, for the matter of that)
that every additional Buddha or Saint is a new soldier in the army of those who
work for the liberation or salvation of mankind. In Northern Buddhist
countries, where the doctrine of Nirmanakayas -- those Bodhisattvas who
renounce well-earned Nirvana or the Dharmakaya vesture (both of which shut them
out for ever from the world of men) in order to invisibly assist mankind and
lead it finally to Paranirvana -- is taught, every new Bodhisattva or initiated
great Adept is called the "liberator of mankind." The statement made
by Schlagintweit in his "Buddhism in
(21). A reference to human passions and sins which are
slaughtered during the trials of the novitiate, and serve as well-fertilized
soil in which "holy germs" or seeds of transcendental virtues may
germinate. Pre-existing or innate virtues, talents or gifts are regarded as having
been acquired in a previous birth. Genius is without exception a talent or
aptitude brought from another birth.
(22). Titiksha is the fifth state of Raja Yoga -- one
of supreme indifference; submission, if necessary, to what is called
"pleasures and pains for all," but deriving neither pleasure nor pain
from such submission -- in short, the becoming physically, mentally, and
morally indifferent and insensible to either pleasure or pain.
(23). Sowanee is one who practices Sowan, the first
path in Dhyan, a Srotapatti.
(24). "Day" means here a whole Manvantara, a
period of incalculable duration.
(25).
(26). In the Northern Buddhist symbology, Amitabha or
"Boundless Space" (Parabrahm) is said to have in his paradise two
Bodhisattvas -- Kwan-shi-yin and Tashishi -- who ever radiate light over the
three worlds where they lived, including our own (vide 27), in order to help
with this light (of knowledge) in the instruction of Yogis, who will, in their
turn, save men. Their exalted position in Amitabha's realm is due to deeds of
mercy performed by the two, as such Yogis, when on earth, says the allegory.
(27). These three worlds are
the three planes of being, the terrestrial, astral and the spiritual.
(28). The "Guardian
Wall" or the "Wall of Protection." It is taught that the
accumulated efforts of long generations of Yogis, Saints and Adepts, especially
of the Nirmanakayas -- have created, so to say, a wall of protection around
mankind, which wall shields mankind invisibly from still worse evils.
(29). Klesha is the love of pleasure or of worldly
enjoyment, evil or good.
(30). Tanha, the will to live, that which causes
rebirth.
(31). This
"compassion" must not be regarded in the same light as "God, the
divine love" of the Theists. Compassion stands here as an abstract,
impersonal law whose nature, being absolute Harmony, is thrown into confusion
by discord, suffering and sin.
(32). In the Northern Buddhist phraseology all the
great Arhats, Adepts and Saints are called Buddhas.
(33). A Bodhisattva is, in the hierarchy, less than a
"perfect Buddha." In the exoteric parlance these two are very much
confused. Yet the innate and right popular perception, owing to that
self-sacrifice, has placed a Bodhisattva higher in its reverence than a Buddha.
(34). This same popular reverence calls "Buddhas
of Compassion" those Bodhisattvas who, having reached the rank of an Arhat
(i.e., having completed the fourth or seventh Path), refuse to pass into the
Nirvanic state or "don the Dharmakaya robe and cross to the other
shore," as it would then become beyond their power to assist men even so
little as Karma permits. They prefer to remain invisibly (in Spirit, so to
speak) in the world, and contribute toward man's salvation by influencing them
to follow the Good Law, i.e., lead them on the Path of Righteousness. It is
part of the exoteric Northern Buddhism to honour all such great characters as
Saints, and to offer even prayers to them, as the Greeks and Catholics do to
their Saints and Patrons; on the other hand, the esoteric teachings countenance
no such thing. There is a great difference between the two teachings. The
exoteric layman hardly knows the real meaning of the word Nirmanakaya -- hence
the confusion and inadequate explanations of the Orientalists. For example
Schlagintweit believes that Nirmanakaya-body, means the physical form assumed
by the Buddhas when they incarnate on earth -- "the least sublime of their
earthly encumbrances" (vide "Buddhism in
The three Buddhic bodies or forms are styled: --
1. Nirmanakaya.
2. Sambhogakaya.
3. Dharmakaya.
The first is that ethereal form which one would assume
when leaving his physical he would appear in his astral body -- having in
addition all the knowledge of an Adept. The Bodhisattva develops it in himself
as he proceeds on the Path. Having reached the goal and refused its fruition,
he remains on Earth, as an Adept; and when he dies, instead of going into
Nirvana, he remains in that glorious body he has woven for himself, invisible
to uninitiated mankind, to watch over and protect it.
Sambhogakaya is the same, but with the additional
lustre of "three perfections," one of which is entire obliteration of
all earthly concerns.
The Dharmakaya body is that of a complete Buddha,
i.e., no body at all, but an ideal breath: Consciousness merged in the
Universal Consciousness, or Soul devoid of every
attribute. Once a Dharmakaya, an Adept or Buddha leaves
behind every possible relation with, or thought for this earth. Thus, to
be enabled to help humanity, an Adept who has won the right to Nirvana,
"renounces the Dharmakaya body" in mystic parlance; keeps, of the
Sambhogakaya, only the great and complete knowledge, and remains in his
Nirmanakaya body. The esoteric school teaches that Gautama Buddha with several
of his Arhats is such a Nirmanakaya, higher than whom, on account of the great
renunciation and sacrifice to mankind there is none known.
(35). Myalba is our earth -- pertinently called
"Hell," and the greatest of all Hells, by the esoteric school. The
esoteric doctrine knows of no hell or place of punishment other than on a
man-bearing planet or earth. Avitchi is a state and not a locality.
(36). Meaning that a new and additional Saviour of
mankind is born, who will lead men to final Nirvana i.e., after the end of the
life-cycle.
(37). This is one of the
variations of the formula that invariably follows every treatise, invocation or
Instruction. "Peace to all beings," "Blessings on all that
Lives," &c., &c.